Số lượng, quy mô của làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 54 - 55)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện.

Bảng 4.1: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Quất Động qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên làng Giá trị sản xuất qua các năm

2011 2012 2013

1 Quất Động 5040 6011 6050

2 Quất Tỉnh 3125 3250 3515

3 Lưu Xá 2165 2875 3013

Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của các làng nghề những năm gần đây liên tục tăng lên. Trong đó làng Quất Động đạt giá trị sản xuất cao nhất. Ví dụ như năm 2011, Làng Quất Động có giá trị sản xuất ngành thêu cao hơn Quất Tỉnh là 1915 triệu đồng và cao hơn làng Lưu Xá là 2875 triệu đồng. Qua các năm, cả 3 làng trong xã đều có mức tăng về giá trị sản xuất ngành thêu nhưng mức tăng còn chậm. thôn Quất Động có mức tăng giá trị bình quân qua các năm là 9.65%, thôn Quất tỉnh là 6% và thôn Lưu Xá là 7.4%

Theo số liệu điều tra của ủy ban nhân dân xã Quất Động, tính đến 1/07/2011 làng Quất Động có 90 hộ trên 176 hộ tham gia sản xuất thêu ren chiếm 51.14%. Các hộ có thu nhập dao động từ 450 nghìn đồng đến 7 triệu đồng.

Trên địa bàn làng nghề thêu tay Quất Động có khoảng 15 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động. mang lại công ăn việc làm và thu nhập khá ổn định cho nhiều người dân.

nhiên, số người trong làng nghề tham gia vào hiệp hội thêu ren Hà Nội khá nhiều. Năm 2007, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội được thành lập, đã tập hợp được hầu hết các hộ làm nghề thêu ở các làng nghề ở huyện Thường Tín và các huyện Mỹ Đức, huyện Phú Xuyên... Ý thức được giá trị của việc xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, từ năm 2008, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội đã xây dựng thương hiệu tập thể của ngành thêu ren và phổ biến cho các hội viên hiệp hội đăng ký tham gia. Các nghệ nhân có điều kiện tập trung vào các sản phẩm độc đáo, phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao tay nghề. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thương hiệu tập thể có thêm lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh doanh; uy tín hàng hóa và sản phẩm được nâng cao. Ngoài ra, khách hàng có cơ hội được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các doanh nghiệp, cá nhân sau khi đăng ký tham gia thương hiệu tập thể sẽ được Hiệp hội kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân đó. Nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, bên cạnh thương hiệu riêng, những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được dán nhãn, gắn lô-gô thương hiệu tập thể của nghề thêu Hà Nội. Hiện, Hiệp hội đang đẩy nhanh việc thành lập ban quản trị thương hiệu và xúc tiến thương mại, khuyến khích hội viên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm của các đơn vị, Hiệp hội thành lập một ban kiểm tra, thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng các sản phẩm, nâng cao giá trị và bảo đảm chất lượng của sản phẩm nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu chung. Xây dựng thương hiệu tập thể cho một số nghề thủ công, trong đó có nghề thêu là một hướng đi đúng trong bối cảnh hiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công, cần sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp, cá nhân làm nghề thêu.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 54 - 55)