Đặc điểm của nghề thêu ren là sau khi thêu xong ( gia công hàng thêu) thì sản phẩm sẽ được mang đi giặt và tẩy trắng các vết ố, vêt bẩn. Việc giặt tẩy trắng này được sử dụng bằng các loại hoá chất như axit axinic, bột giặt…
Hàng ngày các cơ sở giặt tẩy, in trong xã là ra một số lượng sản phẩm rất lớn, kèm theo đó là lượng hoá chất pha vào nước sử dụng để tẩy trắng rất
nhiều. Các nguồn nước sau khi giặt xong không được xử lý mà sẽ thải trực tiếp ra các rãnh thoát nước của thôn, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nơi đây.
Khảo sát thực tế cho thấy hầu hết hàng chục cơ sở giặt là trên địa bàn xã Quất Động đều sử dụng công nghệ giặt tẩy thủ công, các nguồn nước thải chứa đầy hoá chất độc hại đổ thẳng ra hệ thống mương máng. Nước thải đọng lại làm nhiều dịng kênh bị đen đặc quánh lại, bốc mùi khó chịu. Người dân ở gần các cơ sở giặt là này rất bức xúc về vấn đề này.
Theo con số báo cáo của các cở sở giặt là này thì mỗi cơ sở trung bình thải từ 7-10m3 nước/ngày. Đây chỉ là những con số chưa đầy đủ về thực tế ô nhiễm nơi đây. Mặc dù biết là độc hại nhưng các cơ sở này nghĩ rằng họ không đủ khả năng để tự xử lý nguồn thải. Và những người dân là những người trực tiếp phải gánh chịu hậu quả.
Ô nhiễm mơi trường làm cho gia tăng các bệnh về da, bệnh phụ khoa của phụ nữ ( >70%).
Bên cạnh đó việc tiếp xúc thường xuyên với các loại vải khi pha cắt sản phẩm đã dẫn tới các bệnh về mũi như: viêm xoang hay dị ứng do bụi vải.
Có thể những sự phát triển nào cũng mang tính 2 mặt và những người dân Quất Động chỉ còn biết chờ đợi những dự án môi trường sẽ về đến đây.
Như vậy chúng ta thấy được rằng sự phát triển của làng nghề giải quyết cơ bản vấn đề lao động nông thôn, tận dụng nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó bảo tồn được một nghề truyền thống của dân tộc. Sự phát triển của Quất Động là phù hợp với tiến trình CNH- HĐH đất nước, mang cho Quất Động một diện mạo mới mặc dù sự phát triển đã trải qua không ít khó khăn, hạn chế.