Phân tích hiện trạng làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 52 - 54)

Việc phát triển nghề thêu ở Quất Động cho người lao động. Do đặc điểm nghề thêu là công việc nhẹ, không cần nhiều sức lao động mà chỉ cần đức tính cần cù, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo. Thu nhập nghề thêu của Quất Động chiếm khoảng 66% thu nhập của làng. Cả làng có khoảng có khoảng 420 hộ thị có 90% số hộ có làng nghề thêu. Bình quân mỗi người thợ có 1.5 triệu – 3 triệu đồng trên tháng . Đây là một mức thu nhập khá cao so với vùng thuần nông .

Hiện nay, nghề thêu không còn phát triển như trước. Cả làng chỉ còn vài chục hộ gia đình còn làm nghề thêu và có rất ít hộ gia đình có thu nhập chính từ nghề thêu. Theo cụ Trịnh Kiều – làng Quất Động, làng nghề đã bị mai một nhiều do thu nhập từ nghề thêu thấp lại không ổn định nên nhiều thợ thêu đã bỏ nghề để làm nông nghiệp hoàn toàn hoặc chuyển sang nghề khác. Thu nhập bình quân hiện nay của một thợ thêu là khoảng 3 triệu đồng. Vì vậy người dân làng Quất Động trong đó có các thợ thêu đã đi làm công nhân tại cụm công nghiệp Quất Động. Theo lời cô Hoàng Thị Khương 46 tuổi, hiện nay không còn cơ sở thêu lớn nào chỉ có các xưởng thêu 3-5 thợ hoạt động dựa trên nhiều nguồn hàng mà khách hàng đến đặt một số thợ thêu vẫn còn hoạt động đơn lẻ và nhận thêu “hàng rối”. Các sản phẩm thêu hiện nay chủ yếu là thêu tranh phong cảnh, chân dung, thêu bắt vàng (thêu chỉ kim tuyến trên nền vải nhung đỏ)… để phục vụ mục đích trang trí, thưởng thức nghệ thuật. Các sản phẩm thêu như lọng, phướn, họa tiết áo kimono, ga trải giường, các loại túi sách… không còn được thêu nhiều và chỉ thêu khi có khách hàng đặt thêu. Các sản phẩm thêu được thực hiện trên nền vải cotton, lụa tơ tằm là chính, ít có các sản phẩm thêu trên nền da, nỉ, dạ, len...

Ở làng Quất Động, gia đình cô Hoàng Thị Khương có truyền thống ba đời làm nghề thêu. Ông của nghệ nhân từng là thợ thêu, sau đó mang các sản phẩm thêu ra Hà Nội bán. Tiếp đến là mẹ cô - cụ Bùi Thị Hánh, 74 tuổi đã bắt đầu thêu từ năm hơn 10 tuổi. Đến năm hơn 60 tuổi, do mắt kém cụ mới nghỉ thêu. Nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng thêu từ lúc hơn 10 tuổi đến nay đã được hơn 30 năm. Tuy nhiên , thế hệ con cháu của nghệ nhân này không còn ai nối nghiệp thêu nữa. Các bạn trẻ tuổi đời khoảng 20 đều đi học các trường Cao đẳng, Đại học, các trường dạy nghề hay đi làm nghề khác, không còn ai nối nghiệp thêu nữa.

Làng nghề thêu bắt nguồn từ làng Quất Động nhưng đến nay không còn phát triển như trước. Nghề thêu được truyền sang một số vùng lân cận và ngày càng phát triển hơn làng Quất Động như làng thêu Nguyên Bì, Lưu Xá- xã Quất Động, làng thêu Đào Xá, Hướng Xá, Khoái Nội- xã Thắng Lợi- huyện Thường Tín- Hà Nội.

Làng Quất Động được tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề năm 2001. Năm 2004, sở Du lịch Hà Tây cũ đã quyết định đưa làng nghề thêu thủ công truyền thống Quất Động trở thành điểm du lịch làng nghề. Làng nghề đã có du khách đến thăm, tuy nhiên còn rất ít. Hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch cũng chưa có. Thỉnh thoảng mới có khách du lịch nước ngoài đến thăm, mua và đặt sản phẩm thêu. Họ chủ yếu đi theo nhóm lẻ từ 2 đến 3 người, có người phiên dịch đi theo. Thời gian lưu trú của khách cũng không lâu, chủ yếu chỉ thăm một vài gia đình sản xuất hàng thêu có tiếng. Chi tiêu của khách cũng rất ít, hầu hết chỉ mua các sản phẩm có giá trị từ vài trăm nghìn đến một vài triệu đồng. Lâu lâu cũng có khách du lịch nước ngoài đến mua hoặc đặt hàng các sản phẩm có giá trị cao.

Nếu không có những biện pháp nhằm phát triển và khác tiềm năng của làng nghề thêu Quất Động thì nghề thêu sẽ ngày càng bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 52 - 54)