Điều kiện về thẩm quyền của Tòa án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 54 - 58)

1.4.2 .Pháp luật tố tụng dân sự của Đan Mạch và Thụy Điển

2.2. Các quy định về điều kiện thụ lý vụ án dân sự

2.2.2. Điều kiện về thẩm quyền của Tòa án

Thẩm quyền của Tòa án đƣợc quy định tại Chƣơng III BLTTDS năm 2015, trong đó, quy định về thẩm quyền của Tòa án theo hƣớng tất cả những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trƣờng hợp theo quy định của luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác. Quy định này, một mặt thể chế hóa nội dung Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc ngƣời dân chỉ nộp đơn đến Tịa án, Tịa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn, mặt khác là điều kiện để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận cơng lý. Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể những loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án phù hợp với luật nội dung đã quy định, nhƣ: Luật hơn nhân và gia đình, Luật đất đai, Bộ luật lao động v.v…

2.2.2.1. Thẩm quyền theo loại việc

Việc xác định đúng thẩm quyền theo loại việc của Tịa án có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình giải quyết vụ án tại Tịa án. Điều 26 đã bổ sung loại

49

tranh chấp tại khoản 7, 8,9. Điều 28 bổ sung loại tranh chấp tại khoản 6,7. Điều 30 đã bổ sung loại tranh chấp tại khoản 6, 7. Điều 30 đã bổ sung loại tranh chấp tại điểm d khoản 1, Khoản 3. Chính những sửa đổi, bổ sung tại BLTTDS năm 2015 đã tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc khi giải quyết tranh chấp, đặc biệt trong tranh chấp đất đai. Tòa án nhân dân tối cao hàng năm đều tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử các vụ việc Dân sự, mọi thắc mắc đều xoay xung quanh các tranh chấp đất đai. Ví dụ khi giải quyết các tranh chấp về đất đai thì theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đƣơng sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Đối với tranh chấp đất đai mà đƣơng sự khơng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đƣơng sự chỉ đƣợc lựa chọn một trong hai hình thức hoặc là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nhƣ vậy, theo quy định này thì Tịa án cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đƣơng sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai, nếu đƣơng sự lựa chọn khởi kiện ra Tòa án.

Trong trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất khơng có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 nhƣng họ lại có các hành vi nhƣ xây dựng trái phép cơng trình trên đất khơng đƣợc phép của UBND và đã bị UBND xử lý hành chính nhƣ buộc tháo dỡ cơng trình… thì đƣơng sự có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đối với chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tịa hành chính để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Trƣờng hợp đất đó khơng có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 nhƣng trên đất có các tài sản nhƣ nhà ở, cây cối lƣu niên… đƣơng sự không tranh chấp quyền sử dụng đất mà chỉ tranh chấp về tài sản trên đất và có u cầu Tịa án giải quyết thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu đƣơng sự không tranh chấp về tài sản trên đất mà chỉ tranh

50

chấp về quyền sử dụng đất đó thì đƣơng sự có quyền lựa chọn yêu cầu UBND giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Ngồi ra cần lƣu ý về thẩm quyền của Tịa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức. Nếu nhƣ Điều 32a BLTTDS năm 2004 quy định Tòa án chỉ xem xét hủy quyết định của cơ quan, tổ chức trong cùng vụ án dân sự khi có u cầu, thì Điều 34 BLTTDS năm 2015 quy định khi giải quyết vụ việc dân sự, Tịa án có quyền và phải xem xét hủy quyết định cá biệt trái pháp luật có liên quan đến vụ việc dân sự đó, khơng cần phải có u cầu của đƣơng sự. Chúng tơi xin đƣa ra ví dụ sau để chứng minh tính mới của Điều 34 nhƣ sau: Năm 2003, anh T nhận chuyển nhƣợng hơn 6.000m2 đấtruộng 2 vụ lúa, hai bên chỉ làm giấy viết tay, khơng có xác nhận của chính quyền địa phƣơng. Đầu năm 2008, anh T đi làm sổ đỏ thì chính quyền từ chối, vì đất này trên sơ đồ địa chính đã cấp cho ơng K. Sau khi có khiếu nại, chính quyền xã đã tổ chức hịa giải, ơng K hứa sẽ làm thủ tục sang tên cho anh T. Nhƣng nhiều năm trôi qua, ông K vẫn không thực hiện, trong khi đó thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đã hết từ lâu. Nếu nhƣ trƣớc đây theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 thì vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biết bị yêu cầu hủy thì quyết định cá biệt đó đƣợc Tịa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự và thẩm quyền của cấp Tịa án giải quyết vụ việc dân sự đó đƣợc xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật TTHC. Nhƣng hiện nay theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì kể từ ngày 01/7/2016 khi thụ lý giải quyết vụ án dân sự Tịa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật. Trƣờng hợp anh T, thời hiệu khởi kiện quyết định công nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đát cho ông K đã hết nên anh khơng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Nhƣng anh có quyền khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất với ông K, đồng thời yêu cầu hủy quyết định công nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ơng K tại Tịa án tỉnh.

51

2.2.2.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Theo các Điều 35, 36, 37 và 38 BLTTDS năm 2015, Tồ án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm gồm có Tịa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo các quy định nêu trên hầu hết các loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, nếu những tranh chấp nêu trên mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngồi hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan đại diện nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nƣớc ngoài, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp huyện, trừ trƣờng hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cƣ trú ở khu vực biên giới với công dân của nƣớc láng giềng cùng cƣ trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của BLTTDS năm 2015 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của công dân Việt Nam.

Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp cịn lại quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015 và các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện nhƣng có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan đại diện nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nƣớc ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngồi. Ngồi ra Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 37 BLTTDS năm 2015).

BLTTDS năm 2015 còn bổ sung quy định mới về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 36) và thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 38).

52

2.2.2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải căn cứ vào Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015.

Đối với tranh chấp mà đối tƣợng tranh chấp là bất động sản thì chỉ có Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Đối với các tranh chấp này, các bên đƣơng sự khơng có quyền thỏa thuận về việc u cầu Tịa án nơi khơng có bất động sản giải quyết.

Đối với tranh chấp khơng phải bất động sản thì Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tịa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở. Đối với tranh chấp này, các bên có quyền thỏa thuận chọn Tịa án nơi ngun đơn cƣ trú hay có trụ sở giải quyết hoặc đối với trƣờng hợp theo Điều 40 BLTTDS năm 2015 (quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của ngun đơn) thì ngun đơn có quyền lựa chọn Tịa án giải quyết. Sự thỏa thuận của các đƣơng sự phải bằng văn bản và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Văn bản thỏa thuận phải đƣợc nộp cho Tòa án cùng với đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ khác để làm căn cứ xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án.

Kiểm tra điều kiện về thẩm quyền của Tòa án, Thẩm phán cần đối chiếu với địa chỉ của ngƣời bị kiện; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đối tƣợng tranh chấp đƣợc trình bày trong nội dung đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ ngƣời khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)