Thời gian ngưng đọng và những trăn trở thời cuộc

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 85 - 94)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.2. Thời gian nhìn từ lí thuyết Đa văn hoá

2.2.3. Thời gian ngưng đọng và những trăn trở thời cuộc

• Đến với tiểu thuyết Bí ẩn khi tới, nhân vật Tơi ln chìm trong những suy tư, nên thời gian có lúc như một dịng chảy liên tục nhưng có lúc lại bị đứt đoạn với

• những ngắt qng. Có những khoảnh khắc, nhân vật Tôi không nhận ra sự thay đổi của các mùa qua, bởi cảnh vật trước mắt không để lại một ấn tượng rõ ràng đặc biệt nào. Diễn biến tâm trạng của nhân vật dường như đạt đến một độ sâu nhất định khi hướng điểm nhìn vào bên trong, lãng qn hồn tồn thời gian. Dù vậy, thời gian lại được tác giả nhắc tới nhiều lần trong tác phẩm. Chúng tơi thống kê có đến 461 lần nhà văn đề cập đến thời gian (time) và gần 300 lần nói đến năm (year). Một đặc điểm nổi bật mà chúng tôi nhận thấy qua việc đọc kĩ thời gian của tác phẩm chính là tính ngưng đọng thể hiện rõ trong cả ba khía cạnh: thời gian

tuần hoàn của thiên nhiên, thời gian tâm trạng và thời gian của một đời người, đời văn đầy ưu tư, trăn trở. Chính nhân vật Tơi cũng khẳng định “đó là

một thế giới không thay đổi - hay đối với người lạ, nó là thế. Tơi thấy vậy khi lần đầu cảm nhận được nó: Một cuộc sống điền viên, sự chuyển động chậm chạp của thời gian, thời gian chết, cuộc sống riêng tư, cuộc sống sống trong những ngơi nhà tách biệt khỏi nhau” [110, 32].

• Thứ nhất phải kể đến dòng thời gian tâm tưởng của nhân vật Tôi được thể hiện qua những mâu thuẫn giằng xé nội tâm của một người di cư. Là nhân chứng sống của một giai đoạn lịch sử hậu đế quốc, người kể chuyện, chính là V.S. Naipaul, đã đến Anh vào giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa thực dân. Ơng nhận ra những thay đổi của dịng lịch sử qua sự lụi tàn, biến mất của những khu vườn, dinh thự hào nhoáng trước kia, để rồi trong tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc một thời quá vãng, cuốn truyện cứ thế phát triển theo mạch tâm trạng, theo dòng ý thức của nhà văn. Có lúc nhân vật Tơi chìm đắm trong những giấc mơ, trong ý nghĩ về cái chết sự là sự kết thúc của mọi thứ đang rình rập. Có lúc ơng lại để tâm trí trải dài nhiều trang giấy về những kí ức của chuyến bay đầu tiên trong đời, từ Trinidad đi Puerto Rico đến New York, rồi lên tàu thuỷ đi Southampton, vương quốc Anh và đêm gala trên tàu. Dường như, những ý nghĩ bất chợt và những liên tưởng tự do của hồi ức thường xuyên đan cài vào hiện thực đã tạo nên dòng thời gian bất định, gợi lên những suy ngẫm về cuộc đời. Nhân vật Tôi hồi tưởng lại thời gian mới đến Anh và cố gắng tìm hiểu London, ơng nghĩ đến những kiến thức về thành phố này mà mình biết đến trong sách vở, rồi nghĩ đến văn hào Dickens. Ngay sau đó, dịng tâm trạng chảy đến nhiều năm sau, lúc đọc tác phẩm Dickens ơng lại nhận ra một khía cạnh khác của London qua những từ ngữ đơn giản, khái niệm đơn giản, rồi lại quay trở lại thời gian những ngày đầu ơng đến

• thành phố này, phát hiện ra thú vui thưởng thức điện ảnh đã trở nên trống rỗng, vô hồn. Dòng ý thức đã tái hiện một chân dung tinh thần phong phú và không kém phần lơi cuốn người đọc về những triết lí nhân sinh, chẳng hạn như sự thay đổi. “Tôi sống với ý nghĩ về sự thay đổi, sự thay đổi liên tục, và học được một cách sâu sắc, rằng mình khơng phải đau buồn vì nó. Tơi đã học cách loại bỏ nguyên nhân giản đơn này của rất nhiều nỗi đau của con người. Sự tàn lụi gợi đến một cái lí tưởng, hồn hảo trong q khứ” [110,210]. Đó là một phát hiện lớn trong cuộc đời của nhà văn, trong một giai đoạn cạn kiệt ý tưởng viết và ám ảnh về cái chết và sự lụi tàn. Ơng nhận ra bản ngã của mình thuộc về “nơi đây” và bây giờ, trên con đường mòn dạo bộ qua những triền đồi miền quê nước Anh. Sự chấp nhận những đổi thay của cuộc đời là kết quả của một quá trình khơng ngừng tìm kiếm cái Tơi, q trình “tự rèn luyện bản thân để không cảm thấy đau buồn vì những điều như thế” và “sự thay đổi là bất biến” [110,178]. Trong chuyến phiêu lưu tâm tưởng ấy, thời gian là những khoảng mơ hồ, như “nhiều năm sau” “một ngày chủ nhật, không lâu sau khi tôi tới London” “sau một vài tuần” “rồi một năm nọ”… tạo nên một khoảng không rộng lớn cho những sự kiện, biến cố, kỉ niệm của quá khứ đồng thời khắc hoạ được những thất vọng, đổ vỡ của hiện tại. Có thể nói, dịng thời gian tâm tưởng đã tái hiện thành cơng những góc độ tâm lí phức tạp của nhân vật trong một mê cung kí ức và hiện tại đan cài, chìm đắm trong suy tư khiến thời gian như ngừng trơi.

• Một dạng thức thời gian nổi bật nữa trong tác phẩm là vịng tuần hồn

của tạo hoá. Trong cuốn tiểu thuyết, chúng tơi thống kê có gần 48 lần nhà văn

nhắc đến thời gian của mùa (season), 39 lần nói tới tháng (month), 299 lần nói tới năm (year). Đa phần trong những mốc thời gian đó liên quan đến những biến đổi của thiên nhiên, cụ thể là của những khu vườn. Điều này hồn tồn hợp lí bởi lẽ phần lớn thời gian cuốn tiểu thuyết đều diễn ra ở Anh, vương quốc của những khu vườn độc đáo và những con người chuyên nghiệp và say mê vườn tược. Thời gian đầu chuyển đến sống ở Wiltshire, nhân vật Tơi khơng có khái niệm phân biệt giữa các giai đoạn của mùa hoặc mùa này với mùa khác, hay hoa lá đặc trưng của tháng nào. Nhưng với bản tính thích quan sát và chú ý đến tất cả mọi thứ, ông vẫn cảm thấy rung động bởi vẻ đẹp của cây và hoa và buổi sáng sớm và buổi tối muộn, để rồi cảm quan về thời gian của nhân vật Tơi trở nên rõ ràng hơn. Cũng chính nhờ khu vườn của Jack mà nhà văn hiểu

• biết thêm về các mùa, và nhìn nhận sự vật theo một cách khác trước. Ơng để ý màu sắc của hoa táo nở, giữ lại trong tâm khảm và gắn nó vào một thời điểm cụ thể trong năm, nhớ tới các loại củ của mùa xuân; việc trồng cây theo mùa như cúc vạn thọ và dã yên thảo; cây phi yến và đậu cánh chim vào giữa hè. Đặc biệt là sau đợt dưỡng bệnh, ông ngắm những bông hoa mẫu đơn lần đầu tiên, suy ngẫm về cuộc sống mới ở Anh, và bắt đầu học cách “gắn chúng với một mùa hay một thời gian trong năm hay liên hệ với sự xuất hiện của những bông hoa khác hoặc những thay đổi tự nhiên khác” [110,198]. Đó là cách ơng cố gắng hiểu cuộc sống mới, và tìm cách hồ nhập với nó, với những người như anh chàng làm vườn tên là Jack, là một trong những người biết cách kỉ niệm mỗi mùa qua theo cách riêng của mình. Nhà văn đã băn khoăn tự hỏi và thậm chí cịn ghen tị với niềm vui của Jack, người đã sống một cuộc đời hài hoà với các mùa và cảnh quan xung quanh, người đã tạo nên một khu vườn ở rìa đầm lầy và một trang trại hoang tàn; đã tìm thấy vẻ đẹp lộng lẫy và tổ chức ăn mừng mỗi mùa qua với các nghi lễ riêng. Vịng tuần hồn của thiên nhiên – xuân, hạ, thu, đông đã được cảm nhận qua những rung cảm tinh tế, lắng sâu bằng một ngôn ngữ đẫm chất thơ, có khi là “các mùa để lại dấu ấn trên những nhánh cây này (cây lê già) theo những cách khác nhau; và cảnh vật nhìn từ trong nhà tơi ra, rất phong phú. Cây ra quả. Lúc nào cũng đột ngột; luôn ln có vẻ đột ngột. Nhưng đối với tơi, chúng khơng đơn thuần là trái cây để ăn, hay chỉ một phần nhỏ, vì hoa quả thuộc về trang viên: chúng là một phần bức tranh thiên nhiên” [110,60]. Cái thần thái của tạo hoá dường như ngưng đọng lại ở một thời điểm nhất định trong năm. Chẳng hạn như mỗi khi một đám cỏ màu xanh nhạt nổi lên như một màn sương bên trên bãi cỏ lốm đốm hoa cúc nhỏ, như “dịng sơng, với vẻ đẹp lộng lẫy của lau sậy và cỏ dại và dòng nước chảy và phản chiếu những đổi thay”. Như vậy, xen lẫn với dòng thời gian tâm trạng, là một mạch chảy của thời gian các mùa, được cảm nhận qua những khoảnh khắc ngưng đọng của thiên nhiên, cỏ cây, của những khu vườn, dịng sơng… Vịng tuần hồn của tạo hoá diễn ra có phần thong thả, được tính bằng năm, bằng mùa và tháng, nhưng cũng có những phút giây lắng đọng, kéo dài, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, tinh tế của V.S. Naipaul.

• Bên cạnh cảm thức về thời gian trôi qua các năm và các mùa, vịng trịn thời gian của tạo hố có lẽ cũng được cảm nhận qua chính kết cấu của tác

phẩm. Trong tiểu thuyết, có rất nhiều lần V.S. Naipaul mơ tả về một cảnh quan,

• vườn mục nát, đến mức độc giả cảm thấy hơi quá, lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, có thể thấy một ý đồ sáng tác của tác giả ở cuốn tiểu thuyết về vòng đời, chủ yếu là những đổi thay, suy tàn và cái chết, rồi tái sinh. Phần mở đầu đầy chất thơ là khu vườn của Jack. Phần tiếp theo, “Hành trình”, với bức tranh của hoạ sĩ De Chirico Bí ẩn như sự đến, ẩn dụ cho chính cuộc đời của V.S. Naipaul: là một

người nhập cư, người lạ, người ngồi cuộc, ơng khơng bao giờ có thể quay trở lại “con tàu” ban đầu. Đến phần “Dây thường xuân”, dường như kéo lê tâm trí của người đọc, khi chủ nhà của nhân vật Tôi (tức là ông chủ sở hữu trang viên) về già, gần như nghỉ dưỡng bên trong trang viên. Khu điền trang và người làm trở thành nạn nhân của sự suy tàn, bỏ bê và mất mát không thể tránh khỏi. Giọng điệu của phần này là tràn đầy nỗi buồn, bất lực, từ góc nhìn của người ngồi cuộc. Phần 4 được tác giả đặt tên là Những con quạ, những con chim mất nhà khi những cây du chết, buộc chúng phải chuyển sang những cây khác, như vậy hi vọng về sự sống vẫn cịn nhen nhóm. Phần cuối cùng, Lễ tiễn đưa khép lại cuốn truyện bằng những chiêm nghiệm về cái chết. Như vậy, với bố cục 5 phần bắt đầu từ khu vườn, đến hành trình, đến dây thường xuân, những con quạ, rồi lễ tang của người em gái, dễ thấy một kết cấu thời gian luân chuyển, có khởi đầu, có kết thúc rất phù hợp khi khắc hoạ những nỗi niềm, suy tư và hoài niệm của nhân vật Tơi trước thời cuộc.

• Ngồi ra, một khía cạnh thời gian khác cũng tạo nên sức gợi lớn cho tiểu thuyết, chính là thời gian hữu hạn của đời người. Nội dung truyện đã bao quát gần như trọn vẹn cuộc đời của nhân vật Jack, nhân vật ông chủ dinh thự và nhân vật Tôi. Đối với Jack, cuộc đời của anh gắn liền với sự hiện diện của khu vườn. Cho dù phải sống trong sự bất an về công việc, về ngôi nhà đang ở, nhưng Jack vẫn đầu tư thời gian gìn giữ khu vườn của mình rất cơng phu: đào xới luống rau và hoa và giữ cho đất đai màu mỡ. Nhà văn đã rất tinh tế khi nói về “Jack được neo đậu bởi các mùa và công sức lao động tương ứng trong khu vườn của mình” [110,222]. Từ “neo đậu” (bản gốc tiếng Anh là anchored) gắn kết với các mùa thời gian gợi lên một cuộc sống tạm trên trần gian, một sự neo đậu rất Á đơng, một góc nhìn độc đáo, mới lạ trong văn học phương Tây. Jack đã tạo ra một cuộc sống, một thế giới cho riêng mình, nhưng thế giới đó lại q q giá, quá khác biệt, nên khi anh ra đi những người làm vườn khác cũng khơng thay thế được vị trí của anh. Ngơi nhà của anh cũng sang tên đổi chủ, và nhà văn xót xa nhận ra

• “khi cơng nhân thay thế anh ta đi, chỉ khi đó tơi mới thấy sự vất vả thực sự của những con người làm việc hoặc sinh sống trên mảnh đất này” [110,93].

• Thứ hai là nhân vật ông chủ nhà của tác giả, một nhân vật khơng được đặt tên, ít đối thoại, được nhìn qua lăng kính của tác giả, là đại diện cho ngày tàn của đế chế. Trang viên mà ông địa chủ được thừa kế, từng nằm trong một phần của cải hoàng gia, giờ đã mục nát, bê trễ, thiếu đi bàn tay chăm sóc. Ơng chủ nhà thời trai trẻ từng là một hoạ sĩ, nhưng con đường nghệ thuật của ông khơng bao giờ phát triển. Ơng chọn cách sống ẩn dật trong trang viên, khơng đi ra ngồi, thậm chí cịn khơng đến London, nhưng cũng khơng làm gì đối với mảnh đất cha ông truyền lại. Trong một trạng thái trầm cảm, ông để cho cuộc đời lặng lẽ trôi qua trong khu trang viên đóng cổng thường xuyên và khu vườn cỏ mọc um tùm, để mặc trang viên cho ông bà quản gia Phillips, cho người làm vườn tên Pitton. Chính vì thế mà khu vườn trước kia có đến 16 người làm giờ chỉ còn một, gia tài nhà cửa, đất đai của ông cha để lại cũng bị bỏ mặc. Những đặc quyền về thu nhập, nhà cửa, người hầu, đất đai đã khiến ông chủ nhà của nhân vật tôi trở thành một người “vô công và vô dụng”, để những dây thường xuân ngập tràn vườn tược, đồng cỏ nước hoang dại, ngập rác với nhiều cây liễu đổ và lau sậy lồ xồ. Người đọc khơng thể khơng đặt câu hỏi liệu sự xuất hiện của khu vườn bí mật (hidden garden) phải chăng là ẩn dụ cho cuộc đời của nhân vật ông chủ nhà? Một mùa hè, ông chủ nhà ra lệnh mở cửa và dọn dẹp khu vườn bí mật này, khiến tất cả mọi người đều thốt lên ngạc nhiên vì có một khu vườn như vậy tồn tại phía sau gara chính, có cả một đài phun nước lát gạch đẹp đẽ đã bị lãng qn. Nhưng rồi, vì khơng ai biết cần làm gì, nên khu vườn lại được đóng lại, bao phủ một lần nữa bởi những lá và quả sồi. Cánh cửa của khu vườn bí mật khép lại, cũng chính là cánh cửa khép lại cuộc đời ẩn dật của ông chủ nhà, trong sự lãng quên và lụi tàn, trong cái bình n và an tồn của trang viên ngày càng mong manh.

• Thời gian đời người cũng được tái hiện một lần nữa ở cuối tác phẩm, với lễ tang của em gái tác giả và cả gia đình đồn tụ. Nhà văn nhớ lại quãng đời lưu lạc của mình, nhớ đến lễ hoả táng của người cha, rồi suy ngẫm về cuộc đời của người em gái, Sati. Sati đã sống cả đời ở Trinidad, đã chứng kiến những thay đổi chính trị hồi năm 1956, sự nguy hiểm của đường phố, gần như là một cuộc cách mạng và tình trạng hỗn loạn năm 1970. Cuộc đời của Sati có thể nói là cuộc đời bình

• n và một thành cơng. Khi nhận được tin về sự ra đi của cô, nhân vật Tơi đã bày ra hết những tấm ảnh chụp gia đình, tập trung suy nghĩ về Sati trong khoảng lặng. Đó là người phụ nữ đã đi hết cuộc đời và “một cách đau đớn, cái chết đã chạm đến những bức ảnh chụp thời trẻ. Tơi nhìn những bức ảnh mình bày ra trước mặt và nghĩ về Sati nhiều hơn những gì tơi từng nghĩ về em”. Nhân vật Tôi coi việc tập trung vào con người đó, cuộc đời đó là một cách vinh danh người đã khuất. Lễ tang khép lại phần cuối của cuốn tiểu thuyết, cũng là sự đánh dấu cái kết của một đời người, đồng thời cũng mở ra một chương mới cho cuộc đời nhà văn, khi ông bắt tay vào viết chính cuốn tiểu thuyết này. Bởi lẽ đó, cái chết dù mang theo nỗi đau, nhưng khơng hề bi luỵ, mà như một phần của vòng quay sinh – lão – bệnh – tử. Cuộc đời của Sati khép lại, nhưng người chồng và người con trai vẫn luôn nhớ đến cô, và mong ước được gặp cô lần nữa ở thế giới

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w