CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.2. Kiểu nhân vật hoà nhập
3.2.1. Bà Tulsi – đại diện cho sự dung hợp tôn giáo
• Một Ngơi nhà dành cho ơng Biswas là một hình ảnh ẩn dụ cho một xã
hội thu nhỏ, tượng trưng cho thế giới thuộc địa, mà đại diện là gia đình nhà Tulsis, gồm bà Tulsi - mẹ vợ của ông Biswas có 14 người con gái và 2 con trai. Đó là một gia đình theo kiểu mẫu hệ, một gia tộc kiểu mới có những kế hoạch riêng, có người lãnh đạo, có phân cơng nhiệm vụ, có luật lệ và trật tự giống như cách điều hành xã hội thực dân, nhưng vẫn chuộng truyền thống Hindu. Họ vẫn rất sùng tín khi thực hiện các nghi lễ tơn giáo và bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau, điển hình là bà chủ gia đình – bà Tulsi.
• Là người đứng đầu ngơi nhà Hanuman tại Atwascas, bà Tulsi, một góa phụ giàu có, sở hữu bất động sản và cửa hàng với sự giúp đỡ của người anh rể, Seth. Bà biết cách điều hành các con gái và cháu ngoại làm công việc nội trợ: dọn dẹp nhà, giặt quần áo, nấu ăn và phục vụ trong các cửa hàng. Bà biết chọn rể là những chàng trai trẻ, khơng có điều kiện kinh tế, dễ chấp nhận ở rể và làm việc dưới quyền của ông Seth trong cửa hàng. Bản thân bà Tulsi là người phụ
• nhưng nhân hậu - có thể tha thứ những hành vi sai trái, những lỗi lầm nghiêm trọng của con cái. Khi ông Biswas thể hiện sự bất mãn thì bà thay đổi nơi ở và cơng việc cho ơng con rể này và khi ông ngã bệnh tại Green Vale, bà đưa ơng về Hanuman để chăm sóc sức khỏe. Đối với tất cả các thành viên trong gia đình, bà cũng cư xử có tình có lí và khơng bao giờ qn bổn phận của một người mẹ.
• Nếu soi chiếu trên mơ hình các chiều kích của bản thể đa văn hố của Fitzsimmons như hình vẽ 3.1 thì nhân vật bà Tulsi sẽ là đại diện cho bản thể kết hợp nhiều giá trị văn hố [123]. Trong mơ hình của Fitzsimmons về bản thể Đa văn hố, có bốn chiều kích: bản thể Đa văn hố có sự phân tách rạch rịi giữa các giá trị, bản thể có sự ưu tiên hệ giá trị, bản thể kết hợp nhiều hệ giá trị, và bản thể lai ghép. Ở nhân vật bà Tulsi tồn tại sự kết hợp các hệ văn hoá đa dạng, là “mức độ một cá nhân đã tích hợp các bản sắc đa văn hóa của họ, chứ khơng phải là giữ chúng tách biệt” [124]. Thật vậy, ở nhân vật bà Tulsi có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hố Á Đơng và văn hoá phương Tây rất rõ nét. Là người sùng tín theo đạo Hindu, nhưng bà vẫn chấp nhận những nét văn hóa phương Tây. Sau khi thầy cúng Hari mất đi, khơng ơng thầy nào có thể khiến bà hài lịng, và bệnh tình của bà ngày càng nặng thì đức tin của bà đã có sự chuyển hướng. “Bà đã cử Sushila đi đốt nến trong nhà thờ Công giáo La Mã; bà đặt một cây thánh giá trong phịng của mình; và bà đã dọn sạch phần mộ của cụ cố nhà Tulsi vào Ngày lễ Các Thánh” [96,522]. Và, thậm chí bà tán đồng cuộc hơn nhân của con trai Shekhar với một cơ gái theo đạo thiên chúa và khuyến khích con trai Owad đi du học. Ở góc độ này, bà là kiểu người nhập cuộc với những biến chuyển của xã hội, mặc dù
vẫn giữ vững những truyền thống của người Ấn nhập cư vào Trinidad.
• Hình 3.1: Mơ hình các chiều kích của bản thể đa văn hố, phỏng theo Fitzsimmons 2013
• Như vậy, ở nhân vật bà Tulsi khơng khó nhận ra sự dung hợp tơn giáo - sự pha trộn, hồ đồng, khoan dung các giá trị văn hố, đặc biệt là của Hindu giáo và Kitô giáo.