Cha Huisman, kẻ đứng ngoài “đeo” mặt nạ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 125 - 129)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.3. Kiểu nhân vật bên lề

3.3.2. Cha Huisman, kẻ đứng ngoài “đeo” mặt nạ

Sự thờ ơ của Salim phần nào giống với thái độ bàng quan trước thực tại của vị cha xứ Huismann, người Bỉ, người điều hành trường học. Cha Huismans, xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết, lúc đó đã ngồi bốn mươi tuổi và vừa trở về từ bụi rậm với một chiếc mặt nạ và một bức tranh khắc gỗ. Vị linh mục này có đam mê sưu tầm các dụng cụ chạm khắc khác nhau được sử dụng trong các tôn giáo địa phương. Ông sống khá dễ chịu và thoải mái trong lòng một xã hội châu Phi giàu truyền thống với vai trò của một quan sát viên, thể hiện qua quan điểm

sống, niềm tin, và hành động.

Quan điểm của cha Huisman về châu Phi thể hiện sự tôn trọng của một

người ngoại quốc. Đối với ông, châu Phi là một thế giới mới mẻ cần khám phá, “một nơi đầy những điều tuyệt vời”. Đây khơng phải là cảm tính của một mình Cha Huisman, mà rộng hơn, đó là một sợi chỉ xuyên suốt từ những ngày đầu của nền văn minh phương Tây: ln khát khao tìm tịi, khám phá những cái mới “… Một nhà văn La Mã cổ đại đã viết rằng ngồi Châu Phi “ln có một cái gì đó mới” —semper aliquid novi. Và khi nói đến mặt nạ và nghệ thuật chạm khắc, thì những lời này vẫn đúng theo nghĩa đen. Mỗi hình khắc, mỗi chiếc mặt nạ đều phục vụ một mục đích tơn giáo cụ thể, và chỉ có thể được làm một lần… Người ta nhìn vào những chiếc mặt nạ và chạm khắc để hiểu bản chất tôn giáo; nếu thiếu

đi bản sắc đó thì mọi thứ đã chết và khơng cịn vẻ đẹp” [107,61]. Cha Huisman là người có kiến thức rộng, ơng hiểu tiếng Latinh và giải thích cho Salim câu khẩu hiệu bằng tiếng La tinh khắc vào toà nhà đổ nát gần cầu tàu: Miscerique

probat populos et foedera jungi (Ngài tán thành sự hoà trộn các dân tộc và

những mối dây ràng buộc của họ). Ơng nghĩ rằng trường học của mình sẽ một nền giáo dục phương Tây, một sự khai sáng trong người dân châu Phi.

Niềm đam mê sưu tầm những chiếc mặt nạ và hình khắc gỗ của các tôn giáo châu Phi, chứng tỏ một điều: cha Huisman rất quan tâm đến văn hố bản địa. Chỉ có điều, ơng dường như không quan tâm đến người châu Phi hoặc chính châu Phi, mà vì lợi ích của người nước ngồi. Ferdinand, một trong những sinh viên châu Phi của Cha Huismans đã phát biểu đúng bản chất, “Đó là một thứ của người châu Âu, một viện bảo tàng. Ở đây nó đang đi ngược lại với thần của người châu Phi. Chúng tơi có mặt nạ trong nhà và chúng tơi biết chúng ở đó để làm gì. Chúng ta khơng cần phải đến bảo tàng của Huismans” [107,83]. Thực chất, ơng ln giữ vai trị là kẻ đứng ngoài, hờ hững trước sự bỏ trường ra đi của các giáo viên. Dù cha Huismans gắn bó sâu sắc với những chiếc mặt nạ, nhưng ơng lại khơng quan tâm đến cuộc xung đột chính trị của những người châu Phi xung quanh mình. Ơng tin rằng mối bất hòa này sẽ qua đi khi châu Phi trở nên phát triển, và sự đổ nát của thị trấn châu Âu chỉ là một bước lùi tạm thời.

Hành động ích kỉ của Cha Huismans đối với những chiếc mặt nạ đã phải trả

giá. Khi chiến tranh ập đến thị trấn, người ta tìm thấy thi thể không đầu của Huismans trôi xuống sông. Những chiếc mặt nạ của thầy tu vẫn còn trong tầng hầm của trường, nhưng tách khỏi môi trường bản địa, chúng bắt đầu mất đi ý nghĩa và mục nát. Việc sưu tập của cha Huisman trở nên vơ nghĩa. Cách giải thích của ơng về châu Phi khơng mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về châu lục này so với chính người châu Phi. Cũng giống như Cha Huismans đã sưu tập mặt nạ, những người ngoại quốc bắt đầu ghi lại lịch sử Châu Phi để mang đến cho nó một câu chuyện tuyệt vời, phù hợp với bối cảnh của nền văn minh phương Tây, chẳng hạn như Raymond, một giáo viên ở thủ đô, là một nhà sử học, người trở thành cố vấn cho tổng thống mới. “… Raymond giữ một danh hiệu thấp, nhưng anh ấy điều hành tồn bộ chương trình ở đây… Anh ấy là người đàn ông da trắng của Big Man… Họ nói rằng Tổng thống đọc tất cả những gì anh ấy viết… Raymond biết nhiều về đất nước hơn bất kì ai trên trái đất”

[107,125]. Bản chất của cha Huisman hay Raymond đều là những người ngồi cuộc đóng vai trò quan sát trong những căng thẳng hậu thuộc địa giữa người nước ngoài và người dân bản địa ở châu Phi. Câu hỏi lớn nhất đặt ra ở đây là: Ai sẽ quyết định đường lối phát triển cho lục địa? Đó là những người châu Phi hành động dưới mặt nạ của chủ nghĩa Âu châu, như Raymond, Ferdinand? Hay là những người châu Âu tiếp tục lãnh đạo dưới mặt nạ của chủ nghĩa châu Phi, như Cha Huismans? Cái kết bi thảm của cha Huisman đã trả lời một phần câu hỏi đó. Ơng mãi mãi là người đứng ngoài quan sát, xem xét những biến cố và đổi thay của một dân tộc. Khi ơng cịn sống, người châu Phi không thấy những giá trị của việc ông làm. Khi ông ra đi, người dân thị trấn cũng chẳng mảy may quan tâm bởi ông không hề thuộc về nơi này.

Như vậy, hai nhân vật – cha Huismann và Salim đều là những con người chọn cách chấp nhận đứng ngoài những biến cố lịch sử. Cả hai đều có mặt tại một thời điểm lịch sử của châu Phi, và một điểm chung dễ nhận thấy là quan điểm đứng ngồi của cả hai người đều khơng thuộc về vùng đất châu Phi này. Tuy vậy, điểm khác nhau chính là từ nhân vật kể chuyện, Salim tốt lên một mối quan tâm sâu xa, những ám ảnh về nhân thế, cứ chảy trôi bàng bạc như màn sương mù bao phủ ở cuối tác phẩm.

Rõ ràng, tấm phơng đa văn hố đã tạo nên một V.S. Naipaul với rất nhiều trải nghiệm thực tế và là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của nhà văn. Bằng một ngịi bút sắc sảo, giàu trí tuệ, V.S. Naipaul đã xây dựng một hệ thống các nhân vật đa dạng trong muôn nẻo đường đời. Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas là một áng văn xuôi với lối viết châm biếm nhẹ nhàng khi đề cập đến văn hố cha ơng của cộng đồng nhập cư trong thế giới hiện đại. Bí ẩn khi tới đạt đến một sự kết tinh, gạn lọc các chất liệu thơ của chính cuộc đời nhà văn, khơi gợi lên những vấn đề nhân sinh đáng suy ngẫm và một niềm trắc ẩn với những bi kịch của một thế hệ tàn lụi. Trong khi đó, Khúc quanh của dịng sơng là một bức tranh hiện thực đa chiều, đa sắc của một quốc gia loay hoay với nền độc lập mới giành được. Ba cuốn tiểu thuyết là ba thế giới riêng, với những con người, những tiếng nói đa dạng, tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Đó là “sự giao cảm của các văn hóa khác nhau. Vì đã trải qua thời gian sống trong các mơi trường văn hóa khác nhau, nên … đã hình thành một số bản sắc văn hóa khác nhau và hội tụ tuỳ theo nhu cầu của từng thời điểm” [139,190].

Tiểu kết

Một đặc điểm chung của hệ thống nhân vật của V.S. Naipaul chính là tính

đa văn hố – sự kết tinh từ trải nghiệm của những con người sống “một nửa

cuộc đời đi mượn” như chính bản thân tác giả đã tự nói về mình trong tác phẩm Nửa đời (Half a Life, 2001). Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul đa dạng về tính cách, trải nghiệm sống, độc đáo trong cách tư duy. Đó có thể là kiểu nhân vật hồ nhập hoặc kiểu dấn thân, chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể, hay kiểu nhân vật bên lề. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại là các nhân vật có xuất thân, hồn cảnh sống đa văn hố, đứng trước những thay đổi của dòng đời và bi kịch li hương, e rằng những nhân vật của V.S. Naipaul khó lịng vượt qua được những nhân vật đặc sắc như Charles Marlow của Joseph Conrad hay Okonkwo của Chinua Achebe. Nhưng đọc tiểu thuyết của V.S. Naipaul, ta có ấn tượng sâu sắc về những nét cá biệt trong tâm tư, tình cảm của con người hậu thuộc địa. Đó là những con người chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của những sang chấn lịch sử, những ám ảnh khôn nguôi về những chân giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai bất định đan cài. Họ là những sản phẩm của những chấn thương tinh thần thời hậu thực dân, với bao khát khao, hi vọng, rồi phải đối mặt với những sự bất lực, thất vọng. Việc xem xét hệ thống nhân vật dưới lí thuyết Đa văn hố đã phần nào lột tả được những bản sắc văn hóa phức tạp của nhiều khía cạnh cuộc sống và tâm hồn mỗi con người. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ tính độc đáo và phong phú của một giai đoạn lịch sử - xã hội đầy những xung đột giá trị, cũng như những sự vận động trong quan niệm về con người và cách thức xây dựng nhân vật của nhà văn. Thế giới nhân vật trong ba tiểu thuyết trên có thể coi là điển hình cho phong cách sáng tác của V.S. Naipaul với những quy luật riêng, không lẫn với các nhà văn hậu thuộc địa khác. Đặc sắc nhất, đó là một lối văn phong đạt đến mức tự nhiên, không vướng bận kĩ thuật, đi sâu vào các ngóc ngách tâm hồn nhân vật, để lột tả được những góc khuất của cuộc sống hậu thuộc địa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, từ việc sử dụng tiếng Anh chuẩn theo đúng ngữ pháp và tiếng Anh bản địa, thủ pháp dòng ý thức, và nghệ thuật miêu tả tâm lí đầy sắc sảo, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hiện ra thật sống động, chân thực, giúp người đọc khám phá được những lát cắt của cuộc sống cũng như chiều sâu tâm lí của con người.

CHƯƠNG 4

BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT V.S.NAIPAUL GẮN VỚI BA MƠ HÌNH ĐA VĂN HỐ

Trên cơ sở tài liệu đã đọc và soi chiếu vào tác phẩm của nhà văn, chúng tôi nhận thấy sẽ là thiếu sót lớn nếu đề cập đến Đa văn hố mà thiếu đi những biểu tượng văn hoá trong tác phẩm. Chương này sẽ tập trung khám phá các biểu tượng văn hoá đa dạng – kết tinh của những phẩm tính đa văn hố của tác phẩm. Nền tảng lí thuyết của chương này được xây dựng dựa trên hai câu hỏi trọng tâm sau:

❶ Biểu tượng đóng vai trị gì và tại sao cần nghiên cứu hệ thống giá trị này trong tiểu thuyết V.S. Naipaul?

❷ Các biểu tượng trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul có sự kết nối như thế nào với Đa văn hoá?

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w