CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
4.2. Các biểu tượng trong tiểu thuyết V.S Naipaul
4.2.2. Ngơi nhà – biểu tượng của sự pha trộn văn hoá
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, “cũng như thành đô, cũng như đền thờ, ngôi nhà coi như ở trung tâm thế giới, là hình ảnh của vũ trụ” [95,677]. Từ những ngôi nhà truyền thống Ả Rập đến những ngơi đình ở Đơng Á và Indonesia, từ những hội quán Trung Hoa đến các đền thờ Ai Cập, tất cả đều phản chiếu thế giới tâm hồn, tâm linh của con người. “Nếu như Đạo giáo xây dựng lí thuyết về các cung trong cơ thể con người tương ứng với các huyệt, thì trong đaọ Phật cũng đồng nhất hố thân thể con người với ngơi nhà” [95,678]. Ngôi nhà thường được coi là nơi đi để trở về, là biểu tượng cho linh hồn của một tổ ấm, một dòng họ, chứa đựng những mối gắn kết đặc biệt với mỗi cá
nhân. Trong văn học, biểu tượng ngôi nhà đã trở thành cổ mẫu, thành motif
trung tâm và nỗi ám ảnh của nhiều kiếp người. Motif ngơi nhà gợi người đọc nhớ đến hình ảnh những ngơi nhà gắn với từng tầng lớp xã hội trong tiểu thuyết
Đại gia Gasby của nhà văn Mĩ nổi tiếng F. Scott Fitzgerald; hay như ngôi nhà
trong Một chuyện đau buồn của James Joyce rút ra từ tập Dubliners.
Biểu tượng ngơi nhà cịn gợi lên nỗi nhớ về nơi khởi thủy, về những ước mơ. Trong cuốn sách Sự nên thơ của Không gian (La Poétique de l’Espace) xuất bản năm 1958, nhà triết học Pháp Gaston Bachelard cho rằng mỗi ngôi nhà ta sống trong cuộc đời đều có những yếu tố tượng trưng cho ý niệm về ngơi nhà: “Vì nhà là một góc thế giới của chúng ta (coin du monde). Như người ta vẫn thường nói, đó là vũ trụ đầu tiên của chúng ta, một vũ trụ thực sự, một vũ trụ theo mọi nghĩa của từ này. Nhà văn viết về những căn nhà khiêm tốn thường không đề cập đến yếu tố này của thi pháp của khơng gian… tính ngun sơ thuộc về tất cả mọi người, giàu hay nghèo, nếu họ sẵn sàng ước mơ” [151,32]. Như vậy, không thể phủ nhận, từ xưa đến nay, ngơi nhà đã trở thành một biểu tượng văn hố muôn đời của nhân loại.
Trong tâm thức nhân loại, nhà sẽ là “vũ trụ đầu tiên”, gắn với cái hoang sơ, cái căn tính ban đầu, cái nguồn cội an tồn nhất, cái đúng là mình nhất, cái thuộc
về mình nhất. Đến với tiểu thuyết của V.S Naipaul, dường như biểu tượng ngôi nhà đã được mang đến một đời sống mới. Bởi vì đối với ơng, bản thân khi ơng sinh ra thì quê nhà Trinidad, hay sau này khi sinh sống ở vương quốc Anh, nhà là nơi hoà trộn các giá trị văn hố đa dạng. Chính vì thế, trong tiểu thuyết của ơng, nhà lại chính là nơi pha trộn ngay từ đầu, nơi xa lạ ngay từ đầu, nơi khơng an tồn ngay từ đầu. Xét trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa của Trinidad người thuộc địa, ln cảm thấy là một người ngồi cuộc, một người lạ. Không bao giờ cảm thấy thực sự mình đang có “nhà” ở bất cứ nơi nào, kể cả thị trấn bên khúc quanh của dịng sơng, nơi gắn bó một phần của cuộc đời với người dân thuộc địa như Salim trong Khúc quanh của dịng sơng bắt đầu hoang mang vì bị bỏ rơi, vì khơng cịn ngơi nhà nào, khơng còn chỗ trú ngụ nào trong thế giới ngày càng đáng sợ.
Trong quá trình nghiên cứu tiểu thuyết của V.S. Naipaul, chúng tôi nhận thấy ngôi nhà trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas đã trở thành một biểu tượng đa nghĩa cho sự pha trộn các giá trị văn hố Hindu và Cơ đốc giáo. Vì thế, việc ứng dụng mơ hình thứ hai của Anders Hanberger về sự pha trộn văn hố sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc giải thích cho biểu tượng này.
Đầu tiên là ngơi nhà lớn Hanuman của dịng họ Tulsi, nơi hồ trộn giữa văn hố Hindu và Cơ đốc giáo, giữa những giá trị truyền thống và cái ngoại lai. Gọi là ngôi nhà Hanuman, hay như ông Biswas mỉa mai: “một ngôi nhà khỉ”
là do một bức tượng thần khỉ Hanuman của đạo Hindu trên mái nhà. Nhà Hanuman được thành lập bởi một thầy tu Hindu, người có uy tín, khơng chỉ ở Trinidad mà cịn ở Ấn Độ. Ơng khơng phải lao động hợp đồng nhập cư mà là một người có vị thế, một trong những người Ấn hiếm hoi ở Trinidad còn giữ mối liên hệ với họ hàng của mình ở Ấn Độ và thường xuyên liên lạc với họ. Vì thế, với tư cách là người đứng đầu gia tộc Tulsi ở Trinidad, ơng gìn giữ và bảo tồn văn hoá Ấn bằng cách xây nhà Hanuman theo phong cách của những ngôi nhà lớn của Ấn Độ, một nơi tôn nghiêm cho các thế hệ tiếp nối trong đại gia đình. Đó là một khơng gian sống đậm chất văn hóa Ấn: có tơn ti, trật tự cao thấp giữa các thành viên. Cao nhất là ông thầy Tulsi thực hiện việc tế lễ kết nối với thần linh. Sau đó là bà Tulsi điều hành mọi việc một cách chuyên chế, từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, những việc sửa sang, trang trí nhà cửa đến những việc lớn cần quyết định của cả gia đình. Bà Tulsi sắp đặt tồn bộ hơn nhân, công việc của con cái đến các lễ sáng
của cả nhà. Con trai được coi trọng hơn con gái, nên hai người con trai trong gia đình là Owad và Shekhar cũng được nuông chiều và trọng vọng như “những vị thần” theo cảm nhận của ông Biswas. Lúc đầu, ông Biswas tưởng rằng nhà Hanuman khá hỗn loạn, nhưng rồi ơng nhanh chóng nhận ra trong thực tế nó có phân tầng trật tự từ trên xuống rất rõ ràng, với “Chinta thấp hơn Padma, Shama thấp hơn Chinta, Savi thấp hơn Shama, và bản thân ông thấp hơn nhiều so với Savi” [96,188]. Thêm nữa, văn hoá Ấn thể hiện rõ qua những nghi lễ, phong tục
Hindu như chúng tơi đã trình bày ở mục 2.1.1 – khơng gian đậm chất truyền
thống Hindu. Ở điểm này, ngôi nhà gợi nhớ đến các mẫu gốc, theo quan điểm của nhà tâm lí học Carl Jung. Theo Jung, các mẫu gốc là “những yếu tố cấu trúc của tâm thần con người được ẩn giấu trong “vô thức tập thể. Các mẫu gốc là một tập hợp có giới hạn, nội dung của chúng ẩn chứa trong các nghi lễ cổ xưa, các thần thoại, các tượng trưng, các tín ngưỡng, các hành vi tâm lí và cả trong sáng tác nghệ thuật từ xa xưa đến hiện tại” [152,201]. Ngơi nhà Hannuman là kết tinh của các nghi lễ, tín ngưỡng… và như vậy có thể coi là một mẫu gốc tiêu biểu cho “vô thức tập thể” kiểu mẫu hệ và cho cộng đồng nhập cư gốc Ấn ở Trinidad. Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến sự xâm nhập từ từ của các giá trị văn hố phương Tây trong chính ngơi nhà Hanuman. Ơng Biswas các “vị thần”
(hai người con trai đi du học của bà Tulsi) thực hiện lễ puja của người Hindu nhưng cũng đồng thời đeo thánh giá. Tương tự, Chinta cũng đọc những câu kinh chú của người Hindu kết hợp với một ngọn nến và một cây thánh giá, và làm món kem cho trẻ con vào mỗi dịp Giáng sinh. Đến cuối tiểu thuyết, khi người đứng đầu ngôi nhà mẫu hệ là bà Tulsi bị ốm, thì trong nhà Hanuman, người ta mời cả thầy cúng Hindu, thầy cúng châu Phi và thực hiện lễ Công giáo để cầu mong tai qua nạn khỏi. Cơng giáo xâm nhập vào đại gia đình Hindu sùng đạo: khơng ai trong nhà Hanuman phản đối lễ mừng sinh nhật của Chúa Kitô với táo Anh, bánh ngọt và kem và rượu mạnh anh đào của Bồ Đào Nha hay phong tục ăn cá hồi vào ngày Thứ sáu tốt lành. Những đứa trẻ nhà Biswas, mặc dù không theo đạo Cơ đốc vẫn đi học trường Chủ nhật trong khi ơng Biswas đã từng nói về Cơ đốc giáo là “một thứ mê tín dị đoan gần đây đã được xuất khẩu bán buôn cho những kẻ man rợ khắp thế giới”!
Ngoài sự lai tạp tôn giáo trong đại gia đình Tulsis, cịn xuất hiện những mầm mống của sự thỏa hiệp, ví dụ như trong vấn đề hơn nhân của Shekhar. Sau khi hấp
thụ những ý tưởng hiện đại từ quá trình học ở trường Cơ đốc, Shekhar, con trai cả của bà Tulsi, cực lực phản đối hôn nhân sắp đặt, thậm chí cịn dọa tự sát. Cuối cùng, cả gia đình đã thỏa hiệp để Shekhar kết hơn với Dorothy, một người vợ gốc Ấn, có học thức, có của cải và địa vị cao, theo tín ngưỡng chính điện trong nhà thờ và sử dụng tên tiếng Anh. Như vậy, trong q trình pha trộn văn hố, sự đấu tranh giữa các giá trị tư tưởng, tơn giáo có lúc dẫn đến những xung đột bùng nổ căng thẳng, nhưng đôi khi cũng dẫn tới sự thoả hiệp. Các hệ giá trị có sự dung hợp nhất định trong ngơi nhà lớn Hanuman, một số giá trị cũ có thể “nhường chỗ” cho những tư tưởng mới xâm nhập từ văn minh phương Tây. Đến đây, cũng cần xem lại sự phân biệt giữa hai khái niệm Đa văn hố và Liên văn hố. Mơ hình pha trộn của Đa văn hố có sự chung sống, hồ nhập giữa các hệ
giá trị văn hoá, trong khi sự trộn lẫn giá trị trong Liên văn hố như hình vẽ 1.2 có những biểu hiện của sự hoà tan giữa các giá trị. Chúng tôi nhận thấy biểu tượng ngôi nhà Hanuman trong tiểu thuyết thiên về sự hồ nhập chứ khơng hồ tan, tức là thiên về Đa văn hoá hơn Liên văn hoá. Gia đình Tulsi và nhà
Hanuman đại diện cho nền văn hóa Hindu lâu đời, theo đuổi các nghi lễ, tín ngưỡng chính thống nhưng giờ đây một số giá trị văn hoá của họ đã bắt đầu sụp đổ với những ảnh hưởng của văn hố phương Tây.
Mở rộng hơn, biểu tượng ngơi nhà cũng đại diện cho sự pha trộn các giá
trị văn hố trong cơng cuộc tìm kiếm bản sắc và tự chủ ở một cộng đồng đa chủng tộc. Trinidad là một đảo quốc có dân số nhập cư lớn, từng là thuộc địa
của Tây Ban Nha, rồi thuộc địa của Anh và giành độc lập nhưng vẫn nằm trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến những người nhập cư Ấn Độ thế hệ thứ hai tìm kiếm bản sắc trong xã hội đa chủng tộc ở Trinidad, cựu thuộc địa của đế quốc Anh. Khó có thể phủ nhận, trong cộng đồng người nhập cư thì một mối quan tâm đặc biệt là dành cho ngôi nhà - biểu tượng của tự do và chủ quyền này. Khát vọng về một ngơi nhà, tượng trưng cho việc tìm kiếm cội nguồn, cho sự ổn định và trật tự, là một niềm khắc khoải của bất kì người con xa xứ nào. Đó khơng chỉ là một cấu trúc bằng gỗ, gạch, xi măng và bê tơng, mà nó cịn là một ẩn dụ về danh tính của một cá nhân, là một đảm bảo cho sự ổn định, giữa những cô đơn, đau khổ và tủi nhục nơi đất khách quê người. “Ý thức về danh tính (a sense of identity) được xác định bởi khơng gian sinh tồn của con người; có nghĩa là, khi ta sở hữu không gian, ta sẽ tạo ra một điểm trung tâm, một xuất
phát điểm để từ đó có thể đặt ra các mục tiêu cuộc đời” [153,221]. Từ nhan đề đến các tình huống truyện trong cuốn tiểu thuyết đều xoay quanh nhân vật Biswas và ước mơ cháy bỏng của cả cuộc đời 46 năm của ơng: có một chốn nương thân và trên hết là khẳng định cái Tôi độc lập, tự chủ, thốt khỏi cái bóng của một kẻ ở rể. Nhu cầu khẳng định cái Tơi đó có thể coi là đại diện cho ước mơ tự lập tự chủ rất nhiều người nhập cư. Sự xuất hiện của nhiều ngôi nhà khác nhau trong cuộc sống của Mohun Biswas chính là đại diện cho giấc mơ của tầng lớp trung lưu ở nông thôn Trinidad nói chung. Đó là giấc mơ về sự tự chủ, đại diện là ngôi nhà, là một biểu tượng nguyên mẫu, bao hàm sự ổn định và vĩnh cửu, một cái gì đó vững chắc trong cuộc sống. Theo dọc hành trình của cuốn tiểu thuyết, cũng là thời gian cuộc đời của ơng Biswas, đó là ngơi nhà ở The
Chase (săn đuổi/tẩu thốt), ngơi nhà tạm trong doanh trại, ngơi nhà búp bê và
ngôi nhà ở Shorthills. Điểm thú vị là chính những ngơi nhà đó cũng chứng kiến sự pha trộn văn hố Á
– Âu. Ơng Biswas đã phần nào trở thành đại diện của nền văn hóa phương Tây xa lạ (đi xem một trận đấu cricket với một hộp thuốc lá và que diêm trên tay) đã quay lại chất vấn, tấn cơng nền văn hóa Hindu cũ mà đại diện là nhà Tulsi.
Đầu tiên là ngôi nhà ở The Chase, hay nói chính xác hơn là cửa hàng mà
ơng Biswas được mẹ vợ giao cho điều hành, là một hình ảnh tiêu biểu cho những nỗ lực tự chủ không thành công và những giằng xé giữa các giá trị
văn hoá của người dân thuộc địa. Khi được bà Tulsi cho phép ra ở riêng và tự
quản lí cửa hàng thực phẩm ở khu cơng nhân mía đường, ơng Biswas đã thất bại. Giống như nhiều người dân thuộc địa, ơng khơng có cơ hội học hỏi những kỹ năng cần thiết để quản lí một mơ hình độc lập. Những nỗ lực quản lí cửa hàng của ơng biến thành một thảm họa. Thêm nữa, ông từ chối lễ mừng nhà mới theo truyền thống Hindu, nhưng sau rồi cũng chấp nhận cho vợ tổ chức và cảm thấy xa lạ ngay trong buổi lễ ở sân nhà mình. Ơng khơng nhờ đến thầy cúng đặt tên cho con, mà viết những cái tên ơng nghĩ ra vào bìa sau của một tuyển tập của Shakespeare. Ngay cả danh tính bản thân của ơng cũng bị xáo trộn và truyền thống, gốc rễ của ông bị lu mờ, đến nỗi khi quay trở lại quê hương bản quán, ơng khơng xác định được vị trí của ngơi nhà của cha mẹ trước đây. Như vậy, ngôi nhà ở The Chase có thể coi là một khởi đầu cho công cuộc tự chủ của ông Biswas, cũng là đại diện cho những khó khăn mà người dân thuộc địa trải qua khi mới giành độc lập. Đó khơng chỉ là trở
ngại vì thiếu kỹ năng sắp xếp, quản lý, mà còn là những mâu thuẫn giằng xé trong việc định hình lại giá trị bản thân giữa những va chạm văn hoá.
Thứ đến là những ngôi nhà tạm trong doanh trại và những ngôi nhà ông Biswas xây dựng cũng mang ý nghĩa biểu tượng riêng. Doanh trại là biểu tượng của sự gị bó, tù túng, giam hãm, nơi ông Biswas không thoải mái như ở nhà Tulsi. Vì vậy, đơi khi ơng phải đến Green Vale hoặc The Chase để tạm thời giải tỏa những bức xúc. Cuối cùng, ông quyết định xây dựng ngơi nhà của riêng mình, nơi ơng có thể sống trong yên ổn, tự do và thoải mái. Ngôi nhà dành cho ông Biswas là biểu tượng cho cá tính riêng mà ơng muốn khẳng định bằng bất cứ giá nào. Q trình xây dựng những ngơi nhà này cho thấy sự phát triển tính cách, khẳng định quyền sống và nhân vị tự do của nhân vật ông Biswas.
Ngôi nhà búp bê mà ông Biswas tặng cho Savi cũng mang tính tượng
trưng cho khát vọng về một ngôi nhà riêng của ông Biswas. Motif ngôi nhà búp bê gợi nhớ đến vở kịch nổi tiếng của Henrik Ibsen, đề cao tiếng nói nữ quyền của nhân vật chính Nora khi cơ đóng sập cánh cửa bỏ đi ở cảnh cuối. Ở tiểu thuyết của V.S. Naipaul, ngôi nhà búp bê mà ông Biswas mua cho con gái, Savi mang một hàm ý nghệ thuật hồn tồn khác. Đó là một ngơi nhà đồ chơi giá 25 đô la - một khoản tiền quá lớn thì ngay lập tức những người chị em dâu ghen tị, mắng nhiếc và cảnh cáo lũ trẻ không được đến gần nó. Rõ ràng, vì ngơi nhà búp bê mà khơng khí gia đình của ơng Biswas trở nên nặng nề và con gái ơng cũng bị trừng phạt thích đáng khi bị những đứa trẻ khác trong dòng họ bỏ rơi. Cuối cùng, Shama, vợ ông Biswas, phải đập tan ngôi nhà đồ chơi này để con gái của họ không bị ruồng bỏ, xa lánh. Từ đó, có thể thấy ước mơ của ơng Biswas khơng dễ gì được những người xung quanh chấp nhận. Sau