Nhân vật ông Biswas trong cuộc đấu tranh tìm kiếm bản ngã

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 114 - 118)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.2. Kiểu nhân vật dấn thâ n chủ động đi tìm bản ngã

3.2.2. Nhân vật ông Biswas trong cuộc đấu tranh tìm kiếm bản ngã

Trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas, cuộc đấu tranh của ơng Biswas với thành trì của gia đình Tulsi (biểu tượng của thế giới thuộc địa) có thể coi là một cuộc tìm kiếm tự do hiện sinh và vị thế - một kiểu “định vị” bản thân. Trong cuộc tồn tại trên cõi đời, ông Biswas gặp rất nhiều bi kịch, trong đó có hai bi kịch hiện sinh rõ nhất: bi kịch bị chối bỏ và bi kịch về mục đích sống. Ở khía cạnh thứ nhất, ơng Biswas từ lúc sinh ra với sáu ngón tay, đã khơng được coi như một đứa trẻ bình thường và bị mọi người xa lánh. Ơng là nạn nhân của sự mê tín dị đoan và một tuổi thơ nghèo khổ, bất hạnh, phải đi từ nhà này sang nhà khác, bị cho thôi học sớm và học làm thầy cúng nhưng rồi cũng khơng thành. Ơng lớn lên trong sự cô đơn, sống cô lập. Sau khi kết hơn Shama, đại gia đình bên vợ Tulsis mong đợi ơng hồ nhập, nhưng ơng khơng thể làm được điều đó. Với mong muốn thốt ra khỏi sự mắc kẹt trong gia đình vợ và khẳng định bản thân, ơng Biswas lại rơi vào bi kịch thứ hai, lớn hơn – bi kịch về mục đích sống.

Khi đọc những nhân vật anh hùng trong tác phẩm của Samuel Smiles, ông Biswas nhận ra một bi kịch khác của mình. Ơng phát hiện ra mình “cũng trẻ, cũng nghèo, và cũng đang phấn đấu. Nhưng ở điểm nào đó, so sánh với nhưng anh hùng kia thật khập khiễng. Những người anh hùng trong truyện có hồi bão kiên định, lại sống ở những quốc gia mà người ta dễ đạt được hồi bão và thấy chúng có ý nghĩa.” Cịn ơng “ở một đất nước nóng nực như này, ngoài việc mở một cửa hàng hay mua một cái xe bus, ơng cịn có thể làm gì? Ơng có thể phát minh ra cái

gì được” [96,78]. Vì những bi kịch hiện sinh trên, khơng khó hiểu khi nhân vật sẽ dấn thân đi tìm lẽ sống của đời mình.

Thời gian đầu khi ơng Biswas bắt đầu nổi loạn có vẻ vơ ơn và vơ lí, bởi chính gia đình Tulsi đã cho ơng một chỗ ở, một công việc và trợ giúp bất cứ khi nào ơng cần. Trong khi đó, lúc nào ông Biswas cũng từ chối sự giúp đỡ của họ, cho rằng nhà Hanuman giống như một nhà tù và luôn tỏ thái độ thù địch. Trong một gia đình lề lối như nhà Hanuman thì việc ơng Biswas cố gắng đi chứng minh cái Tôi là một cái tội. Khi ông Biswas phớt lờ những áp lực mà Tulsis đối với một cá nhân đầy tham vọng, và mua cho con gái mình một ngơi nhà búp bê, là lúc ơng đã làm đảo lộn tồn bộ trạng thái cân bằng của nhà Hanuman và buộc họ phá nát ngôi nhà búp bê của Savi. Dần dần, trong con người ơng Biswas đã hình thành sự thay đổi về nhận thức: khẳng định bản thân bằng cách phấn đấu có được tự do cho riêng mình. Ơng thử nhiều cách khác nhau, “dấn thân” đi tìm tự do cho riêng mình bằng nhiều cách: khẳng định cái Tơi qua việc sở hữu một ngôi nhà và lập nghiệp, trở thành nhà báo. Thứ nhất, ơng bắt đầu tìm kiếm một

ngơi nhà, tuy những nỗ lực đó rơi vào vịng luẩn quẩn của rất nhiều lần lặp đi

lặp lại một motif: khi ơng Biswas lập gia đình riêng, mỗi lần cơng việc kinh doanh thất bại, thì cả gia đình lại quay về sống cùng họ ngoại. Những căn nhà mới mà họ phải chuyển vào ở, đối với ông Biswas, chỉ là không gian vật thể của những bức tường và mái nhà. Bi kịch chính là ơng khơng được sở hữu cái nào trong số đó, kể cả hai cái do chính tay ơng xây lên: một cái khơng chịu nổi lũ lụt, cái kia bị hỏa hoạn. Đến cả ngôi nhà búp bê đắt tiền ông mua cho con gái Savi cũng nhanh chóng bị vỡ vụn. Với thân phận ở rể và gần như khơng có tiếng nói trong gia đình vợ, ơng Biswas nhận ra “Sẽ thật khủng khiếp nếu khơng có ngơi nhà vào thời điểm này: chết già trong đám người nhà Tulsi, sống trong sự khốn nạn của một gia đình đơng đúc, lục đục và thờ ơ; phải để Shama và bọn trẻ sống trong đó, trong một căn phòng; và tệ hơn, sống mà khơng hề cố gắng để có một phần đất; sống và chết như một kẻ sinh ra trên đời thừa thãi và không chốn nương thân” [96,13-14]. Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của ơng Biswas để có được một ngơi nhà cho riêng mình là cuộc đấu tranh đi tìm bản ngã đích thực bởi chỉ khi có một ngơi nhà của riêng mình, ơng mới có thể vượt qua cảm giác lạc lõng và lang thang không chốn nương thân. Đến cuối truyện là sự quay trở lại tình huống ban đầu với sự thay đổi lớn: nhân vật Biswas đã có

được địa vị và đạt được mơ ước sở hữu một căn nhà, nhưng nhanh chóng nhận ra ngơi nhà đó hồn tồn khơng giống kì vọng của mình. Từ đó, bi kịch của hiện thực và tâm trạng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Câu chuyện kết lại với một cái chết có phần vơ nghĩa, bởi ngơi nhà mà ơng Biswas phấn đấu cả đời mình chỉ là một cái xác nhà rỗng tuếch và một khoản nợ nần để lại cho vợ con. Bi kịch này gợi nhớ tới chủ nghĩa anh hùng trong các tác phẩm của Ivan Sergeyevich Turgenev, nhà văn và nhà soạn kịch Nga nổi tiếng thế kỉ XIX. “Bi kịch các nhân vật của Turghenev tựu chung ở chỗ cái chết không bắt nguồn từ sự nghiệp của họ, nó khơng được tính trước, khơng nằm trong dự tính. Đối với Turghenev, chính chủ nghĩa anh hùng khẳng định tất yếu của một kết cục vô nghĩa không thể tránh khỏi đối với nó” [132]. Dù vậy, với ơng Biswas, sở hữu một ngơi nhà chính là sự lựa chọn của cuộc đời, là một cách giúp ơng hồn chỉnh cái tôi trọn vẹn. Ngôi nhà mà ông Biswas cố gắng đấu tranh cả cuộc đời không chỉ đơn thuần là một không gian vật thể, mà cao hơn, đó là biểu tượng cho một cá tính tự do, thốt khỏi những ràng buộc của xã hội. Mua được ngơi nhà ở phố Sikkim là một thành tích cao nhất trong cuộc đời ơng Biswas, cho dù nó có bị phơi nắng và bị nứt vỡ không thể cứu vãn ở nhiều chỗ. Tuy nhiên, nó là của riêng ơng, dành cho ông, là cách duy nhất để ông nhắm mắt xuôi tay mà khơng nuối tiếc về một cuộc đời thừa.

Q trình tìm kiếm ngơi nhà này đã thể hiện đúng bản ngã / cái Tôi (self) theo sơ đồ của Clare Cooper lập luận dựa trên quan điểm của về bản ngã của Carl Jung, cái mà ông coi là cốt lõi của vô thức và tổng thể của ý thức và vô thức:

Ý thức Vơ thức Bản ngã (Self)

Hình 4.3: Mối quan hệ giữa bản ngã “cái tôi”, vô thức và ý thức (theo Clare Cooper, 1974) [133,145].

Sơ đồ của Cooper thể hiện phần ý thức của mỗi người cũng giống như phần nổi của tảng băng trôi, là “sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [133,127], trong khi vơ thức là phần chìm, chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so

với ý thức. Bản ngã nằm ở trọng tâm của phần vô thức này và cũng xuất hiện trong tổng thể trọn vẹn của con người. Từ đó, Cooper cho rằng ngơi nhà phản ánh bản

ngã và cách con người nhìn nhận bản thân, từ những nội thất thân thuộc, hoặc

cái bản ngã (self) lộ ra với những người thân được mời đến nhà, đến lớp vỏ bề ngoài (personna hoặc mặt nạ theo thuật ngữ của Jung) hoặc bản thể mà ta chọn để biểu lộ cho người khác. Ví dụ như ngơi nhà mà nhân vật James Duffy sống phần nào phản ánh đúng tâm lí và tính cách của chủ nhân: “Anh ta sống trong một căn nhà cũ nát và từ cửa sổ, có thể nhìn ra nhà máy chưng cất ngày trước hoặc nhìn ra con sơng cạn mà bây giờ là thành phố Dublin. Khơng có tranh ảnh nào trên những bức tường cao q của căn phịng tuyềnh tồng” [134,89]. Đến với Một Ngôi nhà

dành cho ông Biswas, motif cốt truyện: nhân vật khao khát có một mái nhà ẩn dụ

cho cuộc hành trình đi tìm bản sắc cá nhân: kiếm tìm - tìm được và thất vọng. Ngày ơng Biswas vay tiền của Ajodha để mua được một căn nhà trên phố Sikkim, trong mắt ông: “Mặt trời đi qua cánh cửa mở ở tầng trệt và chiếu vào tường bếp. Những đồ gỗ và kính nóng lên. Bức tường gạch bên trong ấm áp. Mặt trời đi qua nhà, để lại những dải màu rực rỡ trên cầu thang lộ thiên” [96,572]. Ngay cả sau này, khi ông Biswas phát hiện ra rất nhiều khiếm khuyết của ngôi nhà đấy, nhưng không gian ngôi nhà vẫn ẩn chứa bao khát vọng và cảm giác đạt được thành tựu lớn cũng khơng thể phai mờ. Phải chăng đó chính là phần vơ thức theo quan niệm của Cooper?

Thứ đến, cuộc đấu tranh hiện sinh của ông Biswas được tái hiện qua quá

trình lập nghiệp hết sức độc đáo. Sau khi cha qua đời, gia đình ơng chuyển đến

sống với người chị gái của mẹ, Tara, và ông bị Bhandat, anh rể của Tara buộc tội ăn trộm tiền và bị đánh đập. Ông Biswas đã thề với mẹ mình rằng “sẽ tự kiếm được việc làm. Và con cũng sẽ có được căn nhà của riêng mình” [96,67]. Cơng việc đầu tiên của ơng là làm thợ sơn kí hiệu cho gia đình Tulsi, sau đó những cơng việc do bà Tulsi giao phó như: điều hành một cửa hàng bán đồ khô ở The Chase, rồi làm tài xế taxi ở Green Vale, nơi lần đầu tiên ông được tiếp xúc với báo chí là những tờ báo cũ dán tường. Nhưng mãi đến khi cả gia đình chuyển đến thủ đơ Port of Spain, ông Biswas mới đến gần nhất với hạnh phúc, ơng được nhận làm phóng viên cho tờ báo lá cải Sentinel, nơi ơng viết những câu chuyện kì lạ và đạt được một mức độ nổi tiếng ở địa phương. Trải qua rất nhiều nghề như vậy, ơng Biswas ln ý thức tìm kiếm một “nghề nghiệp” (vocation), thay vì chỉ đơn thuần

là một cơng việc bình thường (job). Ơng đã phấn đấu học tốc kí, học cách viết báo, tập gửi cho các nhà xuất bản, để ni sống cả gia đình, thực hiện giấc mơ có nhà, và cũng là một cách khẳng định chỗ đứng trong xã hội. Hơn thế, ông coi trọng giáo dục và kiên quyết cho con đi học và nhiệt tình ủng hộ những nỗ lực của Anand ở trường, truyền dạy cho con trai tình yêu văn chương. Sự nghiệp văn chương của ơng Biswas, dù cịn nhiều hạn chế, nhưng đã đánh dấu việc hồn thành tâm nguyện cả đời là tìm được cơng việc có ý nghĩa và giá trị của bản thân. Đó chính là những nỗ lực hiện sinh theo nghĩa tích cực nhất: khẳng định bản thân qua công việc và truyền cảm hứng cho con trai ông trở thành một nhà văn. So với hành trình của nhân vật Tơi trong Bí ẩn khi tới, thì cuộc hành trình truy tìm bản ngã của ơng Biswas có phần thực dụng, và thiết thực hơn, nhưng cũng thể hiện một cuộc đấu tranh âm thầm với định mệnh và một khát khao mãnh liệt, chính đáng về giá trị nhân sinh của tồn tại và bản thể.

Như vậy, Một Ngôi nhà cho ông Biswas phản ánh tình trạng “khơng nhà”, để từ đó nêu bật lên q trình dấn thân tìm kiếm tự do của ơng Biswas qua hai cách: có được ngơi nhà và sự nghiệp riêng. Tiêu đề của cuốn tiểu thuyết đã thể hiện niềm khát khao một ngơi nhà cho riêng mình để khẳng định sự độc lập, tự chủ. Chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết là cuộc nổi dậy của một cá nhân chống lại xã hội. Vì thế, cuộc chiến cá nhân của ơng Biswas với thành trì của nhà Tulsi (biểu tượng của thế giới thuộc địa) là một cuộc tìm kiếm tự do hiện sinh và cuộc đấu tranh cho nhân cách.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w