CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.2. Kiểu nhân vật hoà nhập
3.2.2. Những đứa con dòng họ Tulsi – vâng lời và phục tùng
Kiểu nhân vật hồ nhập trong cuốn tiểu thuyết cịn là những người biết vâng lời, biết tuân thủ những quy tắc của đại gia đình Tulsi. Đó là người anh em đồng hao với ông Biswas, Govind “là một người đã đầu hàng nhà Tulsis và bị tha hoá” [96,106]. Trong lúc Mohun Biswas tiếp tục thách thức hệ sinh hoạt trong gia đình mẹ vợ, thì Govind lại tìm cách cạnh tranh, rồi đánh bại Biswas để đạt được địa vị trong mắt nhà Tulsi.
Bên cạnh Govind là hai người con trai của nhà Tulsi, là Owad và Shekar, luôn coi trọng thứ bậc, và một khi đã được thiết lập, tơn ti đó sẽ tồn tại ổn định và vĩnh viễn. Những nghi lễ tơn giáo, được chủ trì bởi những người con trai trẻ, hoặc bởi Hari, ông thầy hay suy nghĩ tiêu cực và sắp chết, lại càng khẳng định cái trật tự kia là đúng đắn. Như trong xã hội nô lệ, ông thầy tế lễ thắt chặt mối ràng buộc giữa nô lệ và chủ nhân “bằng cách khắc sâu ý thức về nghĩa vụ đạo đức” khiến cho nô lệ phải phục tùng. Anh ta sẽ ngộ nhận rằng tất cả những gì mình có là do thần thánh ban tặng và sự nổi loạn là một việc làm sai đạo đức. Cả đại gia đình Tulsi đều hướng tới mục tiêu chung là sự tuân thủ, và thiết lập cái trật tự đó. Trẻ con trong nhà được dạy để chế nhạo những kẻ bất tuân, giống như cách người ta chế nhạo những người mới đến từ châu Phi là nô lệ da đen để bắt họ phục tùng. Bất cứ đứa trẻ nào có bất kì dấu hiệu của chủ nghĩa cá nhân hay muốn thể hiện cái Tôi đều bị trừng phạt bằng cách đánh đập nghiêm khắc. Việc đánh đập đã khơng cịn là một hình phạt đơn giản và đã trở thành một thói quen bình thường trong cuộc sống. Chẳng hạn, trong thời gian nhà ơng Biswas ở khu
The Chase, có một ngày ơng bắt gặp một bọn trẻ nghịch ngợm đồ trong cửa
hàng lúc ơng khơng có mặt. Ngay lập tức, có một bà mẹ bẻ roi từ hàng rào cây dâm bụt gần đó, đánh cậu con trai để dạy cho cậu một bài học: không được can dự vào những thứ khơng thuộc về mình, để phân biệt cái đúng và cái sai. Vừa trút giận lên đứa bé, bà mẹ vừa mắng “Con khơng cịn là một đứa trẻ. Đó là lí do tại sao mẹ đánh con giống như con là một người lớn và có thể chịu đòn của một người lớn” [96,200]. Việc dạy bảo bằng roi vọt đó lại nhận được sự đồng tình của các bà mẹ xung quanh, bởi ai cũng coi đó là một bài
học đắt giá để nhắc con mình về việc phải nghe lời người lớn ra sao. Hoặc một việc nhỏ như dạy Savi buộc dây giày, Shama, vợ ơng Biswas cũng dùng hình thức đe doạ bằng roi vọt, buộc Savi phải làm đúng theo ý mình. Khi đứa con trai Anand bị thầy giáo đuổi học về nhà, thì Shama cũng bắt con phải quỳ ở góc nhà, chỉ vì khi Shama và Sushila còn nhỏ, họ cũng thường bị mẹ bắt quỳ gối vì những lỗi tương tự. Và khi ơng Biswas muốn xây dựng tình thân với Anand mà cậu khơng nghe lời, ơng cũng nhanh chóng dùng roi để cho con trai mình thấy hậu quả. Như vậy, xã hội thu nhỏ của Trinidad trong tiểu thuyết là một xã hội đề cao sự phục tùng và tuân thủ, coi trọng những tôn ti, trật tự đã có từ trước, nhất là trẻ con phải ln nghe lời. Thêm nữa, cho dù gia đình Tulsi vẫn theo chế độ mẫu hệ, và những người phụ nữ Tulsi là lực lượng cốt lõi của gia đình, họ vẫn chỉ được coi là tài sản để gả chồng chứ khơng phải là những cá nhân có quyền tự quyết. Bằng chứng là những cuộc hôn nhân của bảy cô cháu gái của Shama và ông Biswas. Các cơ khơng có tên và cuộc hơn nhân chỉ là sự xếp đặt trước của bà Tulsi. Khi đám cưới tập thể cho bảy cô dâu được tổ chức, hồ bơi đã được lấp đầy và một chiếc lều cho khách dự đám cưới được dựng lên, vì “cả một làn sóng các cháu gái của Shama sắp kết hơn” [96,403]. Mọi người ngay lập tức hướng sự chú ý đến bảy đám cưới vì sau đó có trong nhà sẽ bớt đi bảy người nữ, và mọi người lại tiếp tục sửa chữa, sửa sang nhà cửa. Như vậy, thế hệ những người phụ nữ như Shama, hay cháu của cô gần như mất đi cái Tôi của mình, và hồ tan vào đại gia đình lớn, gia tộc nhà Tulsi.
Sự phục tùng cũng thể hiện ở một khía cạnh tiêu cực nữa, đó là bạo lực gia đình. Trong cuốn tiểu thuyết có những người vợ cảm thấy chuyện bạo lực gia đình là hết sức bình thường, và chồng đánh vợ được coi là “dạy bảo”. Ông Biswas nhận ra một sự thật phũ phàng, trừ bà Tulsi và bà dì Tara, cịn hầu hết những người phụ nữ mà ông biết đều giống như Sushila, cô con gái góa chồng của bà Tulsi. Sushila đã từng khoe một cách tự hào về những trận địn mà cơ đã phải nhận từ người chồng yểu mệnh, cho rằng đó là một “phần cần thiết trong quá trình đào tạo của mình và rằng sự suy tàn của cộng đồng Ấn giáo ở Trinidad là nguyên nhân dẫn đến sự ngày càng gia tăng những chồng chung tình, nhu nhược, khơng đánh vợ” [96,200]. Như vậy, đây là một dạng “nô lệ tự nguyện”, làm theo hủ tục một cách vơ lí và mù quáng. Thậm chí, giữa những người phụ nữ dường như cịn có sự thấu hiểu, thương cảm khi thấy người khác bị chồng đánh, nhưng họ không đứng lên chống lại hủ tục
đó. Đó là Dookhnee, một trong những người phụ nữ trong doanh trại “thường xuyên bị đánh đập và từng chứng kiến nhiều vụ đánh vợ; chúng đã biến tất cả phụ nữ trở thành chị em” [96,277]. Ở góc độ nhân quyền và văn minh, đây là những điển hình cho số phận bất hạnh, đáng thương và cũng đáng trách. Trong cuốn Văn học Ấn Độ, Lưu Đức Trung đã nhận định về thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ truyền thống “Cuộc đời người phụ nữ Ấn Độ thường bị cái vịng xiềng xích ở chân quanh quẩn xó bếp, lao động quần quật suốt ngày, ra khỏi nhà cái khăn chùm mặt lại ngăn cách với mọi người, không dám ngẩng mặt lên nhìn trời. Nhiều sợi dây của lễ giáo buộc quanh người” [125,154]. Qua tiểu thuyết Một Ngôi nhà dành cho ơng Biswas, thì ngay cả khi cộng đồng Ấn di cư xun lục địa, thì ở phía bên kia đại dương, trên một quốc đảo Trinidad và Tobago nhỏ bé, có những người phụ nữ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của những ràng buộc lạc hậu. Hơn thế, họ vẫn coi những “sợi dây lễ giáo” đó là một cách để “nhập cuộc” với xã hội xung quanh. Từ đó có thể thấy, hầu hết các thành viên trong đại gia đình nhà Tulsi đều là những nhân vật tuân theo lề lối xã hội cũ. Đối với họ, việc tuân theo “số đơng” là một cách để hồ nhập xã hội, để chứng tỏ bản thân mình giống những người khác, và tìm sự sẻ chia trong cộng đồng. Nói như nhà nghiên cứu Bruce King (2003), thành công lớn nhất của V.S. Naipaul là tập trung lột tả “các cá nhân trong xã hội thuộc địa” trong cuộc sống đời thường, qua đó nêu bật được các đặc điểm của một cộng đồng đa văn hóa trong khi các nhà văn khác hướng ngịi bút đến “các quan điểm và tập thể” [69,28], thì tiểu thuyết Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas là một minh chứng rõ ràng nhất.
Những cá nhân trong đại gia đình Tulsi được tái hiện qua nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật rõ nét, tình huống truyện độc đáo và giọng điệu mỉa mai, châm biếm của người kể chuyện tồn tri. Đại gia đình Tulsi di cư từ Ấn Độ nhiều đời trước sang Trinidad và chứng kiến nhiều đổi thay của xã hội và lịch sử, nhưng họ vẫn là những điển hình cho kiểu nhân vật hồ nhập với nhịp sống hiện đại. Đó là những con người “một con người có danh tính và lịng trung thành vượt qua ranh giới của chủ nghĩa dân tộc và cam kết của họ được gắn với một tầm nhìn lớn hơn về cộng đồng tồn cầu” [126]. Đại gia đình Tulsi, theo một khía cạnh nào đó, đã thực sự hồ nhập với xã hội Trinidad và có một tầm nhìn tồn cầu như nhế.
Một điểm đáng chú ý là sự hoà nhập cũng được thể hiện qua ngôn ngữ hội thoại của những nhân vật này. Người Trinidad, giống như nhiều dân tộc vùng
Caribe, nói nhiều ngơn ngữ khác nhau, pha trộn giữa tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Phi, Châu Á và ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong Một Ngôi nhà dành cho Biswas, các nhân vật dùng cả ngơn ngữ Hindi, ngơn ngữ chính thức của Ấn Độ, cũng như tiếng Anh vùng Trinidad, đặc trưng là ngữ pháp đơn giản hóa và bỏ sót các từ hoặc phần cuối của từ. Khi nào các nhân vật đang nói tiếng Hindi thì các đoạn hội thoại được dịch sang tiếng Anh đúng ngữ pháp. Cịn khi họ nói tiếng Anh đặc sệt giọng Trinidad, đó sẽ là những câu giản lược, thậm chí là sai cú pháp, thiếu động từ chính, như “Why you asking?” hay kết hợp sai chủ ngữ và động từ như “It have a lot of work here for him,” nghĩa là “Tại sao anh lại hỏi? hay “Ở đây có rất nhiều việc cho hắn” (Câu đúng sẽ là Why are you asking? và
It has a lot of work here for him). Sự kiến tạo và kết hợp của hai diễn ngôn:
tiếng Anh chuẩn và tiếng Anh Trinidad phải chăng là một dụng ý nghệ thuật độc đáo của tác phẩm nhằm làm nổi bật những đặc điểm giai cấp, địa vị, chủng tộc của nhân vật, nhưng đồng thời cũng khẳng định rõ khả năng hội nhập của những con người di cư đến vùng đất mới?