Từ năm 1945 đến trước năm 2005

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 26 - 32)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4. Lược sử hình thành và phát triển các quy định về nguyên tắc

1.4.1. Từ năm 1945 đến trước năm 2005

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử nước ta, đó

là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Để xây dựng, củng cố chính quyền, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp

luật, trong đó phải kể đến là Sắc lệnh số 34/SL ngày 13/9/1945 bãi bỏ hai

ngạch quan hành chính và tư pháp cũ; Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy

trì tổ chức Luật sư cũ với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới. Trong lĩnh vực TTDS, đáng chú ý nhất là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã đánh dấu bước phát triển của hoạt động tư pháp Việt Nam. Sắc lệnh này quy định khá rõ trách nhiệm của Thẩm phán trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích

của đương sự. “Thẩm phán không được tự đặt ra lệ mà xử đốn” (Điều 81);

“Thẩm phán khơng được biện hộ trước Tịa án, nếu khơng phải việc của mình,

việc của vợ, con của thân thuộc, thích thuộc về trực hệ của mình hay của trẻ

chưa thành niên mà làm giám hộ” (Điều 82); “Các Thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên tòa, xét xử thật nhanh chóng và thật cơng minh. Thanh liêm là đức tính thiêng liêng của Thẩm phán” (Điều 83). Bên cạnh các

quy định trên, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, tại Điều 26 có quy định:

“Khi ra phiên tòa... bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo có quyền u cầu Tịa án thi hành phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật”.

Sau đó, để bảo đảm dân chủ trong tố tụng Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 đã được ban hành, trong đó mở rộng quyền bào chữa cho các bị can.

20

“Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tồ án thường và tồ án đặc

biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tồ án binh tại mặt trận, bị can có thể

nhờ một cơng dân khơng phải là Luật sư, bào chữa cho.

Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải được ơng Chánh án

thừa nhận”.

Ngày 22/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số

144/SL sửa đổi Điều 1 của Sắc lệnh số 69/SL, mở rộng cho người không phải

là Luật sư cũng được bào chữa, bảo vệ quyền lợi của các đương sự trong vụ án dân sự. Điều 1 Sắc lệnh số 144/SL quy định như sau:

“Từ nay, trước toà án việc xử hộ và thương mại, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ tồ án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một cơng dân khơng phải là Luật sư bênh vực cho mình.

Cơng dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận”.

Để cụ thể hóa Sắc lệnh số 69/SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/01/1950 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp cho bào chữa viên.

Bước vào những năm 50, chúng ta đã có cuộc cải cách tư pháp nhằm phát

triển chế độ dân chủ nhân dân, đó là việc ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày

22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, trong đó quy định Luật

sư được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Các quy định trong các văn bản pháp luật nhà nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa ban hành đã thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc

mở rộng dân chủ trong TTDS, phát huy vai trị tích cực của các bên và của các Luật sư.

Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hịa bình ở Việt Nam được ký kết đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp. Miền Bắc hồn tồn giải phóng tiến lên xây dựng chủ

21

đất nước. Ở miền Nam chính quyền Ngụy quyền trong một thời gian dài vẫn áp

dụng những văn bản pháp luật cũ thời Pháp thuộc. Đến ngày 20/12/1972, chính quyền Ngụy quyền ban hành Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng, trong đó đã thừa nhận quyền tự bảo vệ của đương sự, quyền nhờ Luật sư, tôn thuộc, ti

thuộc, vợ chồng, anh em, đồng thừa kế và đồng hội viên thay mặt (Điều 50);

đồng thời Bộ luật này cũng quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh, đó là

“người nào viện dẫn một sự kiện thuận lợi cho mình, có trách nhiệm dẫn

chứng. Đối phương muốn phủ nhận tín lực của sự kiện được chứng minh phải xuất trình bằng cớ tương phản” (Điều 56). “Nếu khơng có đủ bằng cứ theo luật

về chủ trương của mình, đương sự sẽ bị bác khước về những khoản không

chứng minh được” (Điều 58) và đặc biệt Bộ luật đã quy định quá trình giải

quyết vụ kiện phải qua tranh tụng. Như vậy, các quy định pháp luật về tranh tụng trong TTDS của chính quyền Ngụy quyền có tiến bộ hơn so với pháp luật tố tụng thời Pháp thuộc, tuy nhiên chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của

các đương sự thể hiện được nguyên tắc tranh tụng trong giải quyết vụ kiện, cũng như chưa có những bảo đảm cho tranh tụng được thực hiện trên thực tế.

Ở miền Bắc, Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 được ban hành làm nền móng cho việc xây dựng một thiết chế xét xử xã

hội chủ nghĩa. Nhiều văn bản pháp luật ra đời quy định cụ thể về nghĩa vụ

chứng minh của đương sự, vai trò của Luật sư, về sự vô tư, khách quan của

Thẩm phán trong khi xét xử và tranh luận tại phiên tịa. Thơng tư số 39/NCPL

ngày 20/01/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hơn nhân và gia đình, tranh chấp về dân sự có hướng dẫn như sau:

“Sau khi nguyên đơn đưa đơn kiện, Tòa án nhân dân phải cho bị đơn và người dự sự biết nội dung đơn kiện và yêu cầu của nguyên đơn, nếu xét thấy

cần thiết và khơng có hại cho việc hịa giải thì Tịa án nhân dân có thể cho

nguyên đơn, bị đơn và người dự sự xem hoặc sao chép đơn và lời khai của nhau. Sau khi được biết những yêu cầu và những chứng cứ của những đương

22

sự khác, mỗi đương sự đều có thể nộp hoặc đến khai trước Tịa án nhân dân để

trình bày những lý lẽ và chứng cứ nhằm xác định hoặc bác bỏ một phần hay toàn bộ những yêu cầu đó, đồng thời cũng có quyền đề xuất những lý lẽ

chứng cứ về u cầu của mình” [13, tr.59].

Thơng tư số 06/TT-TATC ngày 25/02/1974 đã quy định thêm về quyền yêu cầu và nghĩa vụ chứng minh như sau: “Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày

những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho những yêu cầu và bảo vệ những

quyền lợi hợp pháp của mình” [13, tr.40].

Ngồi ra, Thơng tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân, bị cáo (nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện dân sự) và những người khác tham gia tố tụng có quyền tranh luận về chứng cứ cũng như về việc áp dụng pháp luật, đường lối, chính sách xét xử... Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần tránh tư tưởng cọi nhẹ việc xét hỏi và việc tranh cãi ở phiên tịa vì chỉ tin vào hồ sơ hoặc chỉ là để hợp pháp hóa một chủ trương xét xử đã được dự kiến trước” [13, tr.164].

Đặc biệt, ngày 08/02/1977 Tịa án nhân dân tối cao ban hành Cơng văn số 69/NCPL hướng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm. Công văn quy định quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng được đề xuất chứng cứ và yêu cầu

về biện pháp khẩn cấp tạm thời; được đề xuất những câu hỏi trong khi Tòa án thẩm vấn và được tham gia tranh luận, cụ thể:

“* Được Tòa án nhân dân cho xem hoặc sao chép đơn từ, tài liệu của các đương sự khác, nhân chứng, giám định viên... nếu nhận thấy việc đó cần thiết cho đương sự chuẩn bị chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ những quyền lợi của họ.

* Được đề xuất yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc thay đổi yêu cầu của việc

kiện.

* Được đề xuất chứng cứ và những yêu cầu về điều tra hoặc về biện pháp

23

* Được đề xuất những câu hỏi trong khi Tòa án nhân dân thẩm vấn và được tham gia cuộc tranh luận...”. [14, tr.33]

Bên cạnh đó, Cơng văn cịn xác định rõ trách nhiệm của Tòa án nhân dân

trong việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền bình đẳng trong tố tụng; phân biệt giữa xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa, trình tự, thủ tục tranh luận tại

phiên tịa sơ thẩm.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã thông qua Hiến pháp năm 1980, tại Điều 133 Hiến pháp quy định: “Tổ chức Luật sư

được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Trên cơ

sở đó, Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 1981 quy định: “Các đương sự

quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 9). Tiếp đó, Luật tổ chức

Tịa án nhân dân năm 1988 khẳng định các đương sự khơng những có quyền

nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình mà cịn có quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trước u cầu của cơng cuộc đổi mới, Pháp lệnh tổ chức Luật sư được ban hành ngày 18/12/1987 tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển của đội ngũ Luật sư ở Việt Nam, phát huy vai trò của Luật sư trong tư vấn

và tham gia tố tụng.

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này nhiều văn bản pháp luật TTDS đã được ban hành nhằm phát huy và đề cao quyền và nghĩa vụ chứng minh của các đương sự và Luật sư. Nhiều quy định tiến bộ về quyền bình đẳng trong tố tụng, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, tranh luận tại phiên tòa, trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được ghi

nhận.

Kế thừa và phát triển các quy định về TTDS của giai đoạn trước, ngày

29/11/1989 Hội đồng nhà nước đã thông qua PLTTGQCVADS. Pháp lệnh đã

đánh dấu bước phát triển của pháp luật TTDS, quy định một cách có hệ thống

về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, nghĩa vụ chứng minh của đương

sự, vị trí, vai trị của người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Tại Điều 3

24

“Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Tồ án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu

thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác”.

Pháp lệnh cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong đó:

“Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ để bảo

vệ quyền lợi của mình; được biết chứng cứ do bên kia cung cấp; yêu cầu Toà

án tiến hành biện pháp điều tra cần thiết, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm

thời; tham gia hoà giải; tham gia phiên toà; yêu cầu thay đổi Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch; đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; tham gia tranh luận tại phiên toà; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án” (Điều 20).

Ngoài ra, tại Điều 51 Pháp lệnh đã quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tòa như sau:

“1. Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc hỏi, các đương sự, người đại

diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện tổ chức xã hội khởi kiện về lợi ích chung trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hướng giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận có quyền

đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý

kiến mà mình khơng đồng ý. Nếu thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử cho phát

biểu thêm. Sau đó kiểm sát viên trình bày ý kiến về hướng giải quyết vụ án. 2. Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng

xét xử có thể quyết định xét hỏi lại và tranh luận lại”.

Hiến pháp năm 1992 được thông qua đã tiếp tục khẳng định các quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như tổ chức Luật sư được thành lập để giúp các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật tổ chức Tòa án

nhân dân năm 1992, tại Điều 9 quy định: “Tòa án bảo đảm quyền bào chữa

của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự”. Để đáp

25

nhập kinh tế khu vực và thế giới Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời đã tạo cơ

sở pháp lý cho sự phát triển của đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất

đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của Luật sư trong tư vấn và

tham gia tố tụng.

Tóm lại, qua nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật TTDS

Việt Nam giai đoạn này cho thấy, đã có nhiều quy định về những vấn đề thuộc nội dung của nguyên tắc tranh tụng và những vấn đề liên quan đến tranh tụng.

Pháp luật Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “tranh tụng” cũng như nguyên

tắc tranh tụng trong TTDS chưa được thừa nhận nhưng những quy định đã

phân tích ở trên là gần gũi với những quy định về tranh tụng của các nước trên

thế giới và phần nào đã thể hiện được tranh tụng là một nguyên tắc cần phải có của TTDS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)