Quy định về quyền bình đẳng trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định ghi nhận quyền và nghĩa vụ về tranh tụng của ngườ

2.1.1. Quy định về quyền bình đẳng trong tố tụng dân sự

Điều 8 BLTTDS năm 2004 ghi nhận sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS, theo đó:

“Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tồ án khơng phân

biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn

hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng khơng phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS, Tồ án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.

Quy định tại khoản 1 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011 tiếp tục ghi

nhận: “Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố

tụng”. Quy định về sự bình đẳng này là nền tảng căn bản để thực hiện nguyên

tắc tranh tụng, tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho các bên đương sự có thể

tranh tụng một cách thực chất. Người đại diện của đương sự là người thực hiện

thay các hoạt động tranh tụng của đương sự, họ thực hiện các quyền và nghĩa

vụ tố tụng của đương sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự tại Tòa án. Do vậy, người đại diện trong TTDS cũng có quyền bình đẳng về quyền và

nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án như đối với đương sự mà họ đại diện. Đây chính là tiền đề căn bản của việc thực thi nguyên tắc tranh tụng trong TTDS.

2.1.2. Quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và thời điểm được bổ sung yêu cầu trong quá trình Tịa án giải quyết tranh chấp

Quyền yêu cầu phản tố là một trong những quyền liên quan đến tranh tụng

30

yêu cầu phản tố của bị đơn có thể thấy đã có sự đối kháng nhau về quyền lợi, đòi hỏi cần tranh tụng để giải quyết. Tuy nhiên, việc phản tố của bị đơn được

thực hiện sau việc khởi kiện nguyên đơn. Do vậy, để yêu cầu phản tố này

khơng gây khó khăn cho việc thực hiện tranh tụng của nguyên đơn, pháp luật đã có quy định giới hạn quyền phản tố trong một số trường hợp nhất định. Cụ

thể là theo quy định tại Điều 176 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì yêu cầu phản

tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có

yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một

phần hoặc tồn bộ u cầu của ngun đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan có yêu cầu độc lập;

- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được

giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính

xác và nhanh hơn.

Ngồi ra, để u cầu phản tố khơng gây khó khăn cho việc thực hiện tranh

tụng của nguyên đơn, khoản 3 Điều 176 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã có quy

định giới hạn thời điểm mà bị đơn có thể thực hiện quyền phản tố là “trước khi

Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”. Quy định này tạo điều kiện

cho nguyên đơn có thời gian tiếp cận hồ sơ, chuẩn bị chứng cứ, tài liệu và lập

luận cần thiết để tranh tụng trước phiên tịa.

Cũng với mục đích bảo đảm tranh tụng của nguyên đơn và bị đơn cũng

như các đương sự khác, Điều 177 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã có những quy định tương tự đối với quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập khi hội đủ các điều kiện như: việc giải quyết vụ án có liên quan đến

31

được giải quyết; yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan cũng chỉ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Toà

án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Việc nghiên cứu cho thấy mặc dù pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt

của đương sự và ghi nhận quyền “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu

cầu...” của đương sự tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011

nhưng để quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu này khơng gây khó khăn cho các đương sự khác trong việc thực hiện tranh tụng, tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2004 đã quy định: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu

cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá

phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)