Kết quả đạt được trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

3.1.1. Kết quả đạt được trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng

3.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

3.1.1. Kết quả đạt được trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự tụng dân sự

Theo các báo cáo của ngành Tòa án trong nhiều năm gần đây cho thấy BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã tạo cơ sở pháp lý vững

chắc cho quá trình giải quyết vụ án dân sự. Trên cơ sở nắm vững các quy định của BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011, các văn bản hướng dẫn

thi hành, ngành Tòa án về cơ bản đã giải quyết các tranh chấp một cách công minh, khách quan và đúng pháp luật trên cơ sở phát huy quyền chủ động của đương sự, tổ chức các phiên tịa theo tinh thần tranh tụng dân chủ, cơng khai. Các Tòa án đã thực hiện tốt hơn việc tôn trọng và tạo điều kiện cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Điều đó giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, bảo đảm quyền và

lợi ích của các đương sự, góp phần phát huy dân chủ trong TTDS. Kết quả đạt

được trong việc thực hiện kết quả tranh tụng phần nào được thể hiện trong kết

quả tổng kết công tác ngành Tòa án qua các năm và tỉ lệ vụ án bị hủy bởi Tòa

án cấp trên theo bảng tổng hợp sau đây.

Thống kê tình hình giải quyết vụ việc dân sự của ngành Tòa án

Năm Tổng số vụ việc Số vụ việc dân sự Số vụ việc đã giải quyết Tỷ lệ vụ việc bị hủy, sửa Số vụ việc Đạt tỷ lệ Vụ việc bị hủy Vụ việc bị sửa 2006 242.854 164.888 146.823 89% 1,5% 3,8% 2007 268.051 188.992 171.681 90,8% 1,6% 3,4% 2008 273.162 192.336 174.732 90,8% 1,4% 3,1%

61 Năm Tổng số vụ việc Số vụ việc dân sự Số vụ việc đã giải quyết Tỷ lệ vụ việc bị hủy, sửa Số vụ việc Đạt tỷ lệ Vụ việc bị hủy Vụ việc bị sửa 2009 295.989 214.174 194.358 90,7% 1,6% 2,6% 2010 289.285 215.741 194.372 90% 1,6% 2,0% 2011 326.268 247.091 222.386 90% 1,5% 1,9% 2012 360.941 271.306 246.215 90% 1,3% 1,7% 2013 395.415 301.912 274.303 91% 1,1% 1,6% 2014 415.038 320.912 294.443 91,7% 1,0% 1,5% 2015 426.728 333.159 308.585 92,6% 0,83% 1,4%

(Ghi chú: Nguồn số liệu lấy từ báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2006 đến năm 2015).

Số liệu thống kê bảng trên cho thấy, mặc dù số lượng các vụ án dân sự

phải thụ lý, giải quyết hàng năm của ngành Tòa án là rất lớn, tăng cao trong các

năm gần đây nhưng các Tòa án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật

TTDS, “làm tốt việc hướng dẫn và giải thích pháp luật cho các bên đương sự

về quyền và nghĩa vụ của họ; tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong

những trường hợp đương sự có yêu cầu và tăng cường phối hợp với các cơ

quan hữu quan” [24, tr.6] nên số lượng lớn các vụ án dân sự được giải quyết

trong thời hạn quy định của pháp luật, từng bước khắc phục việc để các vụ án

tồn đọng, quá hạn luật định.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã tôn trọng và bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS trên thực tế, các đương sự đã

thực hiện khá tốt các quyền tranh tụng của mình từ quyền đưa ra yêu cầu phản tố, phản đối yêu cầu, quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh, quyền đề nghị

62

Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp tự mình khơng thực hiện được, quyền được biết chứng cứ do bên kia cung cấp và Tòa án thu thập... làm

cho tranh tụng dần trở thành nguyên tắc quan trọng trong quá trình giải quyết

vụ án dân sự.

Ở các phiên tịa tranh tụng có thể thấy HĐXX đã làm tốt cơng tác chuẩn bị phiên tòa, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, thực hiện tốt kế hoạch xét hỏi và tranh

luận, bảo đảm cho các bên trình bày đầy đủ ý kiến của mình về những vấn đề

liên quan tới việc giải quyết vụ án. Các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, nên chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được

bảo đảm.

Cùng với sự phát triển của các đồn Luật sư và các văn phịng Luật sư, cơng ty luật thì đội ngũ Luật sư ở Việt Nam cũng đã bắt đầu phát triển về số lượng cũng như chất lượng, theo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2009 - 2014 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, “tháng 5/2009 nước ta có hơn 5.300 Luật sư; tính đến 31/3/2015, số lượng Luật sư cả nước là 9.436 Luật sư, tăng hơn 4.100

Luật sư tương đương hơn 40%” [6, tr. 6]. Với đội ngũ Luật sư được đào tạo

một cách có hệ thống cùng với một nền tư pháp dân chủ thì hiện nay ngày càng nhiều các vụ án dân sự, kinh tế, lao động có sự tham gia của Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Sự tham gia của Luật sư trong vụ

án dân sự đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dân chủ trong TTDS đồng

thời giúp HĐXX có những phán quyết đúng đắn và chính xác. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, các Luật sư cũng được Tòa án tạo điều kiện thực hiện

các quyền và nghĩa vụ tố tụng.

Việc đổi mới thủ tục hỏi và tranh luận được triển khai thực hiện sâu rộng trong tất cả các phiên tòa xét xử các loại vụ án theo đúng tinh thần cải cách tư

pháp và trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, do đó, chất lượng giải

quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa đều giảm hơn so với cùng kỳ năm trước (xem bảng “Thống kê tình

63

hình giải quyết vụ việc dân sự của ngành Tòa án” bên trên). Tại phiên tịa xét

xử thể hiện khơng khí dân chủ, cởi mở, HĐXX đã làm đúng vai trò của người trọng tài điều khiển phiên tòa, tạo điều kiện cho các bên đương sự phát huy vai

trò chủ động sáng tạo trong quá trình chứng minh hay phản bác yêu cầu, đặc

biệt là trong hoạt động tranh tụng với nhiều vụ án có sự tham gia của Luật sư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)