Các quy định về thủ tục tại phiên tòa xét xử sơ thẩm liên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 57 - 63)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Các quy định về thủ tục liên quan đến nguyên tắc tranh tụng

2.3.3. Các quy định về thủ tục tại phiên tòa xét xử sơ thẩm liên

đến nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

Có thể nói tranh tụng trong TTDS được thể hiện tập trung và rõ nét nhất

tại phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, những người tiến hành tố tụng phân tích, đánh giá tồn diện các yêu cầu, chứng cứ qua nghe lời trình bày

và ý kiến tranh luận, đối đáp của các bên tham gia tố tụng, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật để ra phán quyết giải quyết vụ án. Theo quy định

của BLTTDS năm 2004, phiên tòa sơ thẩm dân sự được tiến hành theo một

trình tự nhất định, bao gồm: thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa,

tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Trong đó, tranh tụng tại phiên tịa

sơ thẩm được thể hiện rõ ở những nội dung sau:

2.3.3.1. Thủ tục hỏi tại phiên tòa

Theo quy định thủ tục hỏi được tiến hành tuần tự các bước sau: Hỏi để xác định yêu cầu và sự thỏa thuận của đương sự; các bên đương sự trình bày về nội

51

dung vụ án và chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình; hỏi để làm rõ

những vấn đề mà đương sự trình bày chưa rõ hoặc có mâu thuẫn, cơng bố tài

liệu của vụ án, xem xét vật chứng.

- Hỏi để xác định yêu cầu và sự thỏa thuận của đương sự, đối với trường

hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu thì “Hội đồng xét xử chấp nhận việc

thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của

họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu” (khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2004). Quy định này nhằm

bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, bên cạnh đó bảo đảm cho đương sự phía bên kia có điều kiện biết trước các u cầu của đương sự đối lập để

chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu để bảo vệ mình, phản bác lại yêu cầu của phía

đối tụng và thực hiện việc tranh tụng một cách tốt nhất.

- Các đương sự tự trình bày, theo Điều 221 BLTTDS năm 2004 thì trong trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự khơng tự mình thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX

bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về yêu cầu của

mình, theo thứ tự từ nguyên đơn, bị đơn đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương sự trực tiếp nói ra các u cầu, trình bày lý lẽ, quan điểm của

mình và đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu đó trước

mặt các đương sự còn lại và trước Tòa án. Nếu trong vụ án có người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự thay mặt các đương sự trình bày yêu cầu và chứng cứ để

chứng minh cho yêu cầu đó, sau đó đương sự bổ sung ý kiến.

Thủ tục này là điểm mới của BLTTDS năm 2004 so với

PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT, PLTTQGCTCLĐ. Các Pháp lệnh này khơng quy định thủ tục trình bày của các đương sự mà chỉ quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm dân sự. Điều đó có nghĩa, các đương sự ở vị trí bị động và chỉ là người trả lời các câu hỏi của HĐXX. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền giúp đỡ đương sự về pháp lý mà

52

khơng có quyền thay mặt đương sự trả lời các câu hỏi của HĐXX. Quy định đó đã làm hạn chế vai trị, khả năng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự trong việc tranh tụng. Có thể thấy rằng, với quy định trên của

BLTTDS năm 2004 đã tạo điều kiện cho đương sự có thể thực hiện tranh tụng thơng qua người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, quy định này cịn tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phát huy tối đa

khả năng giúp đỡ đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS năm 2004 thì sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo

thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tịa thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự. Khi được hỏi, các đương sự có thể tự mình trả lời hoặc người

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trả lời thay cho đương sự và

sau đó đương sự trả lời bổ sung.

Theo quy định, nghĩa vụ chứng minh là thuộc về các đương sự, đồng thời, BLTTDS năm 2004 đã có quy định để người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự hoặc đương sự trình bày nên HĐXX chỉ hỏi về những vấn đề mà

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với chính lời khai của họ trước đó

(khoản 2 Điều 223, Điều 224, Điều 225 BLTTDS năm 2004). Quy định này nhằm để các bên đương sự tập trung làm rõ các vấn đề còn mâu thuẫn, làm cơ sở cho việc khởi động thủ tục tranh tụng sau đó đồng thời giúp cho HĐXX nắm bắt được vấn đề cần giải quyết, hiểu rõ hơn sự thật khách quan của vụ án.

Sau phần hỏi, khi cần thiết, HĐXX cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, đĩa

ghi hình, băng ghi hình (Điều 228 BLTTDS năm 2004) và vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét (Điều 229 BLTTDS năm 2004). Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xem xét vụ án được khách quan và toàn diện.

53

Như vậy, thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là thủ tục trình bày về yêu cầu, chứng cứ của đương sự và kiểm tra chứng cứ công khai của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Kết quả của thủ tục

hỏi là tiền đề để các bên đương sự thực hiện tranh luận.

Việc nghiên cứu các quy định trong BLTTDS năm 2015 cho thấy phiên

tòa sơ thẩm vẫn bảo đảm các nội dung như: bắt đầu phiên tòa, hỏi tại phiên tòa,

tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án nhưng về trình tự các thủ tục

BLTTDS năm 2015 đã bỏ giai đoạn hỏi tại phiên tòa. Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa HĐXX sẽ cho các đương sự tranh tụng tại phiên tòa. Việc hỏi và

tranh luận được đan xen chứ không tách biệt làm thủ tục hỏi và thủ tục tranh

luận như BLTTDS sửa đổi năm 2011 nữa. Nếu như BLTTDS năm 2004 quy

định HĐXX có quyền hỏi trước sau đó đến các bên đương sự thì trong BLTTDS năm 2015 đã dành cho các bên đương sự và những người tham gia tố

tụng khác có quyền hỏi trước HĐXX. Các thay đổi này cho thấy BLTTDS năm

2015 đã chú trọng hơn trong việc áp dụng tranh tụng trong xét xử vụ án dân sự, vai trò của các bên đương sự được đề cao để họ tự thực hiện quyền bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.3.3.2. Thủ tục tranh luận

Bản chất của tranh luận là sự đối đáp của các bên đương sự về chứng cứ,

lý lẽ để giải quyết vụ việc. Ở phiên tòa sơ thẩm dân sự, tranh luận là hoạt động trung tâm, có tính chất quyết định để ra phán quyết đúng pháp luật. Ở thủ tục trình bày và hỏi, các bên đương sự mới chỉ trình bày các yêu cầu và chứng cứ. Nhưng đến thủ tục tranh luận, những người tiến hành tố tụng và những người

tham gia tố tụng được nghe một cách toàn diện ý kiến của các bên đương sự về

đánh giá chứng cứ và quan điểm của họ về việc giải quyết vụ án dân sự.

- Trình tự phát biểu khi tranh luận, Điều 232 BLTTDS năm 2004 quy định sau khi kết thúc việc hỏi, HĐXX chuyển sang phần tranh luận và trình tự phát biểu tranh luận như sau: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

54

phát biểu trước, sau đó đương sự bổ sung ý kiến, theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

So với quy định của các Pháp lệnh trước đây, theo quy định của BLTTDS

năm 2004, thứ tự người phát biểu khi tranh luận đã có sự thay đổi. Trước đây,

khi tranh luận, đương sự trình bày quan điểm của mình về việc đánh giá chứng cứ, hướng giải quyết vụ án, sau đó người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự sẽ trình bày bổ sung (nếu có). Quy định mới này của BLTTDS năm

2004 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tranh luận và đề cao vai trò của

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự là người có kiến thức pháp lý, kinh nghiệm tham

gia phiên tòa và khả năng tranh tụng. Cho nên, với sự tham gia của người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ giúp cho đương sự bảo vệ tốt

hơn quyền lợi của mình và giúp cho quá trình xác định sự thật khách quan của

vụ án được nhanh chóng và chính xác hơn.

- Phát biểu khi tranh luận và đối đáp, Điều 233 BLTTDS năm 2004 quy định “Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc

giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ

đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả

việc hỏi tại phiên toà...”. Như vậy, khi tranh tụng tại phiên tòa, các bên thể hiện

quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, đánh giá yêu cầu và từ đó đưa ra

phương án giải quyết vụ án. Để HĐXX chấp nhận yêu cầu của mình, các bên đương sự phải chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng đắn và có cơ sở. Các đương sự phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã xem xét,

kiểm tra tại phiên tòa để đưa ra những lý lẽ, lập luận để chứng minh cho

HĐXX, đương sự phía bên kia và những người tham gia tố tụng thấy yêu cầu,

sự phản đối yêu cầu và quan điểm đề xuất của mình về việc giải quyết vụ án là

đúng đắn.

Ngoài ra, các bên đương sự có quyền bình đẳng trong việc đánh giá chứng

55

bên cịn có nhiều ý kiến khơng thống nhất hoặc các ý kiến trái ngược nhau thì

họ có quyền đối đáp. Thơng qua việc đối đáp, tranh luận sự thật của vụ án sẽ được làm rõ. Bên cạnh đó, Điều 233 BLTTDS năm 2004 cịn quy định “Chủ

toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho

những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến…”. Để tạo điều kiện cho

những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến thì chủ tọa phiên tịa

khơng được hạn chế thời gian tranh luận. Có thể thấy, đây là điểm tiến bộ của BLTTDS năm 2004 so với các Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đây, thể hiện

tinh thần mở rộng tranh tụng, tạo điều kiện cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, quy định này của BLTTDS năm 2004 đã

không được giữ lại trong BLTTDS năm 2015 mà được thay bằng quy định

“Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh tụng”. Như Chương 1

đã phân tích, “tranh luận” và “tranh tụng” là không đồng nhất nên quy định mới

trong BLTTDS năm 2015 cũng khơng cịn rõ nghĩa như trong BLTTDS năm

2004.

Ở thủ tục tranh luận, các bên đương sự có quyền đưa ra lý lẽ, lập luận để

chứng minh cho yêu cầu của mình và phản đối yêu cầu đối lập. Do đó, qua tranh luận nếu xét thấy có tình tiết vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa

được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX có thể quyết định trở

lại việc hỏi. Sau đó, HĐXX tiếp tục cho tranh luận về các tình tiết vừa được

hỏi. Quy định này đã thể hiện vai trò của HĐXX đối với quá trình tranh luận, bảo đảm tất cả các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ.

Như vậy, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm dân sự có ý nghĩa quan trọng

trong việc phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án dân sự một cách đầy đủ,

toàn diện, cụ thể và khách quan trên cơ sở đó có thể giải quyết các yêu cầu của đương sự. Thông qua tranh luận, các bên đương sự trình bày quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, đưa ra chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ nhằm làm sáng tỏ các tình tiết cần chứng minh của vụ án. Trên cơ sở các yêu cầu, chứng

56

việc giải quyết vụ án dân sự. Trong quá trình tranh luận, Tịa án khơng tham gia tranh luận mà chỉ lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên, điều hành cho việc tranh luận đi đúng nội dung và trình tự, duy trì quá trình tranh luận giữa các

bên, hướng quá trình tranh luận vào việc giải quyết các yêu cầu của đương sự, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó.

2.3.3.3. Nghị án và trở lại việc tranh luận

Nghị án là việc HĐXX xem xét, quyết định việc giải quyết vụ án. Trên cơ

sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, HĐXX vào phòng nghị án

để thảo luận quyết định giải quyết nội dung quan hệ pháp luật đang tranh chấp

giữa các đương sự, xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Tùy từng trường hợp, HĐXX có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của các đương sự hoặc có thể bác yêu cầu.

Để bảo đảm quyền về tranh tụng của đương sự, khoản 3 Điều 236 BLTTDS năm 2004 quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu,

chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà

và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên”. Quy định này bảo đảm cho việc đưa ra phán quyết của HĐXX được khách quan và chính xác, đúng pháp luật, việc tranh tụng của đương sự tại Tịa án thực sự được tơn trọng.

Ngồi ra, theo Điều 237 BLTTDS năm 2004 thì qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. Quy định này nhằm mở rộng hơn nữa khả năng tranh tụng tại phiên tịa, thể hiện tính dân chủ, tính thận trọng của việc xét xử và giúp Tòa án đưa ra phán quyết

khách quan, đầy đủ và toàn diện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)