Các quy định về thủ tục phúc thẩm liên quan đến nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Các quy định về thủ tục liên quan đến nguyên tắc tranh tụng

2.3.4. Các quy định về thủ tục phúc thẩm liên quan đến nguyên

tranh tụng trong tố tụng dân sự

Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm công bố bản án, quyết định sơ thẩm, bản án,

57

nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị, vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc

Tịa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Hoạt động tranh tụng đầu tiên được thể hiện ở cấp xét xử phúc thẩm là

việc đương sự, người đại diện của đương sự làm đơn kháng cáo bản án, quyết

định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 243 BLTTDS năm 2004). Việc kháng cáo đã thể hiện ý chí

của các bên đương sự không chấp nhận quyền, nghĩa vụ mà Tịa án phân xử

cho mình, muốn tiếp tục tranh tụng với bên đối lập ở Tòa án cấp cao hơn để

bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Kèm theo đơn kháng cáo là những chứng cứ,

tài liệu mới, bổ sung làm cơ sở cho việc tranh tụng.

Để bảo đảm cho các bên đương sự biết việc kháng cáo và tham gia thực hiện quyền tranh tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong giai

đoạn này thì BLTTDS năm 2004 đã quy định trách nhiệm thơng báo của Tịa án về việc kháng cáo “Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tồ án cấp sơ

thẩm phải thơng báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo” (khoản 1 Điều 249

BLTTDS năm 2004) và việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết.

Hoạt động tranh tụng của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm thường

được thực hiện rất quyết liệt, rất rõ nét. Tại phiên tòa phúc thẩm, một lần nữa các đương sự lại nỗ lực, cơng khai đưa ra tồn bộ các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để tranh luận, đối đáp với bên đối lập nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho mình.

Đương sự được quyền xuất trình bổ sung chứng cứ mới để nhằm chứng minh

cho yêu cầu kháng cáo của mình. Các bên đương sự được trình bày về nội dung kháng cáo và căn cứ kháng cáo. Sau khi các đương sự trình bày xong đến phần

hỏi tại phiên tòa, việc hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu,

58

thẩm. Kết thúc việc hỏi, các đương sự sẽ tranh luận đưa ra những lý lẽ, lập luận

để chứng minh cho HĐXX phúc thẩm, đương sự phía bên kia thấy u cầu kháng cáo của mình là có cơ sở. Việc tiến hành tranh luận, nghị án, trở lại việc

hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc

thẩm được thực hiện như thủ tục sơ thẩm (Điều 274 BLTTDS năm 2004). Tuy

nhiên, việc hỏi phải được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm (khoản 2 Điều 272 BLTTDS năm 2004) và tranh luận chỉ về những

vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm

(Điều 273 BLTTDS năm 2004).

BLTTDS năm 2015 ra đời, đã có những quy định cụ thể hơn về thủ tục

tranh tụng tại phiên tịa phúc thẩm thơng qua các quy định từ Điều 301 đến

Điều 306. Đặc biệt Điều 305 của Bộ luật này đã quy định khá chi tiết về trình

tự tranh tụng tại phiên tịa cấp phúc thẩm. Theo đó, tại phiên tịa phúc thẩm,

đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh

luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên

tòa phúc thẩm. Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham

gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tịa phải cơng bố lời khai của họ để trên cơ sở

đó các đương sự có mặt tại phiên tịa tranh luận và đối đáp. Ngoài ra, Điều luật này đã phân biệt trình tự tranh luận đối với kháng cáo và đối với kháng nghị.

Tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện theo trình tự người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày, người kháng cáo có quyền

bổ sung ý kiến; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh

luận, đối đáp, đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Khi xét thấy cần thiết, HĐXX

có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trong trình tự tranh luận đối với kháng nghị thì người

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính

có căn cứ của kháng nghị, đương sự có quyền bổ sung ý kiến; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

59

Kết luận Chương 2

Quy định pháp luật TTDS hiện hành về tranh tụng trong BLTTDS năm 2004 được thể hiện rõ nét hơn so với các Pháp lệnh về TTDS trước đây, được

thể hiện trong các quy định về thủ tục tố tụng và quyền, nghĩa vụ của đương sự

như quyền tranh luận, quyền và nghĩa vụ chứng minh, quyền được hỏi tại phiên tòa... các quyền này được quy định bảo đảm cho đương sự bởi Tòa án. BLTTDS năm 2015 ra đời (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) đã có sự thay đổi tương đối rõ nét nhằm áp dụng sâu rộng nguyên tắc tranh tụng vào TTDS, đương sự có nghĩa vụ chuyển giao bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho các đương sự khác; Thẩm phán có quyền ấn định thời gian giao

nộp chứng cứ cho Tòa án. Các quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ đã được ghi nhận trong pháp luật...Những thay

đổi của BLTTDS năm 2015 có sự tương đồng với các quy định của pháp luật TTDS các nước phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Liên

Bang Nga... tạo điều kiện cho Việt Nam có thể thích ứng với những địi hỏi về giải quyết tranh chấp, tôn trọng quyền con người trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với quốc tế.

60

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)