năm 1998 “Về Tịa án hình sự quốc tế”
Trong pháp luật quốc tế cũng nhƣ quan hệ quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc pháp luật chung thƣờng đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp lý và đƣợc viện dẫn trong thực tiễn nhƣ một trong những cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhất để điều chỉnh lĩnh vực hợp tác quốc tế nói chung cũng nhƣ giải quyết những tranh chấp quốc tế nói riêng. Theo những ngƣời soạn thảo Quy chế về hoạt động của Tịa án cơng lý quốc tế, những nguyên tắc pháp luật chung “tạo nên một mạng lƣới an tồn nhằm đối phó với những trƣờng hợp không thể ra đƣợc quyết định do thiếu quy phạm pháp luật liên quan”. Tuy nhiên, cho đến nay, khơng có bất cứ văn bản pháp lý quốc tế hoặc cơng trình nghiên cứu nào liệt kê đầy đủ đƣợc danh mục (hệ thống) nguyên tắc pháp luật chung. Trong thực tiễn, các nguyên tắc pháp luật chung có thể đƣợc các chủ thể luật quốc tế viện dẫn áp dụng cho từng quan hệ, vấn đề cụ thể hoặc đƣợc sử dụng để giải thích, làm rõ các quy phạm điều ƣớc và quy phạm tập quán khi những quy phạm này không giải quyết hoặc giải quyết không triệt để những vấn đề nhất định [56, tr.63-64].
Theo quan điểm của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, các quy phạm về các nguyên tắc của luật hình sự (các điều từ 20-30) trong Quy chế Rome nhƣ là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các quy định pháp luật hình sự, mà cụ thể là: 1) Nguyên tắc pháp chế (Điều 22-23); 2) Nguyên tắc nhân đạo (Điều 21, 23, 24 và 26); 3) Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân (Điều 25); 4) Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm pháp lý quốc tế (Điều 23 và 25); 5) Nguyên tắc bình
21
đẳng trƣớc pháp luật (Điều 21 và 27); 6) Nguyên tắc công minh (Điều 20); 7) Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu đối với những tội xâm phạm sự tồn tại hịa bình và an ninh của nhân loại (Điều 29); 8) Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi (Điều 30) [4, tr. 294-296].
Còn theo quan điểm của TS. Nguyễn Khắc Hải, những nguyên tắc của luật hình sự đƣợc quy định theo Quy chế Rome tập trung tại Phần 3 (các điều 22-33) với những nguyên tắc: 1) Nguyên tắc pháp chế (khoản 1 Điều 22 và Điều 23); 2) Nguyên tắc nhân đạo (Điều 24); 3) Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân (Điều 25); 4) Nguyên tắc loại trừ quyền tài phán đối với ngƣời dƣới 18 tuổi (Điều 26); 5) Nguyên tắc bình đẳng trƣớc luật hình sự (Điều 27); 6) Nguyên tắc công minh (Điều 28); 7) Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu đối với những tội xâm phạm sự tồn tại hịa bình và an ninh nhân loại (Điều 29); 8) Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi (Điều 30) [14, tr. 57].
TS. Trịnh Tiến Việt thì cho rằng: các nguyên tắc đƣợc thừa nhận chung của Luật hình sự quốc tế đƣợc thể hiện ở các mức độ khác nhau bằng các quy phạm trong Quy chế Rome năm 1998 “Về Tịa án hình sự quốc tế” (Phần 3), cụ thể là: 1) Nguyên tắc pháp chế (Điều 22 và Điều 23); 2) Nguyên tắc nhân đạo (Điều 22 và Điều 24); 3) Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân (Điều 25); 4) Nguyên tắc loại trừ quyền tài phán đối với ngƣời dƣới 18 tuổi (Điều 26); 5) Nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật (Điều 27); 6) Nguyên tắc trách nhiệm của ngƣời chỉ huy và cấp trên (Điều 28); 7) Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu (Điều 29); 8) Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi (Điều 30); 9) Nguyên tắc không xét xử hai lần (Điều 20), [60, tr. 7].
Theo quan điểm của tác giả, các nguyên tắc của luật hình sự quốc tế đƣợc ghi nhận trong Quy chế Rome về ICC đã thể hiện quyết tâm bảo vệ những giá trị xã hội cao quý nhất, các quyền con ngƣời. Hệ thống những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế đƣợc quy định tập trung tại Phần 3 Quy chế Rome (các điều 22-33) với những nguyên tắc cụ thể nhƣ sau:
22
Một là nguyên tắc pháp chế với tƣ cách là nguyên tắc truyền thống quan trọng nhất của luật hình sự đƣợc thể hiện thơng qua các quy định trong Quy chế Rome (các điều 22 và 23) – “Nullum crimen sine lege, nulla poena sine lege” (Khơng có tội phạm và hình phạt nếu khơng có luật quy định) với các luận điểm tiến bộ nhƣ: [4, tr. 284]
1) Khơng ai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nhƣ hành vi tƣơng ứng tại thời điểm thực hiện không cấu thành tội phạm (Khoản 1 Điều 22);
2) Tội phạm cần phải đƣợc giải thích chính xác và không đƣợc suy diễn rộng ra để áp dụng theo nguyên tắc tƣơng tự (khoản 2 Điều 22);
3) Ngƣời bị coi là có tội chỉ có thể bị trừng phạt theo các quy định tại Quy chế này.(Điều 23)
Nhƣ vậy, theo Quy chế Rome thì khơng ai phải chịu trách nhiệm hình sự theo Quy chế này, trừ khi hành vi của ngƣời đó cấu thành một tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án vào thời điểm thực hiện hành vi đó. Việc định nghĩa tội phạm phải đƣợc giải thích nghiêm ngặt và không đƣợc hiểu rộng theo phép loại suy. Trƣờng hợp có nội dung khơng rõ ràng, định nghĩa đó phải đƣợc giải thích theo hƣớng có lợi cho ngƣời đang bị điều tra, truy tố hoặc kết tội. Và Tịa án chỉ có thể đƣa ra các hình phạt cho ngƣời bị kết án theo những hình phạt quy định trong Quy chế.
Hai là nguyên tắc trách nhiệm cá nhân đƣợc thể hiện thông qua quy định
tại Điều 25 Quy chế Rome với luận điểm tiến bộ - ngƣời phạm tội chịu trách nhiệm hình sự cá nhân và phải chịu hình phạt theo Quy chế này [4, tr. 295]. Ngƣời phạm tội thuộc quyền tài phán của Tịa án phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân và trách nhiệm hình sự cá nhân khơng ảnh hƣởng đến trách nhiệm của quốc gia theo Luật quốc tế.
23
Ba là nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật (Điều 27). Địa vị và chức vụ của ngƣời phạm tội theo Luật quốc tế không phải là yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự và khơng phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngun tắc này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì, đa số các tội phạm quốc tế là do những ngƣời có chức vụ cao ở các quốc gia gây ra, vì thế, nếu quy định cho họ quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ làm cho việc đấu tranh chống các tội phạm quốc tế trở nên vô nghĩa.
Bốn là nguyên tắc công minh đƣợc thể hiện thông qua quy định tại Điều
28 và Điều 33 Quy chế Rome với luận điểm tiến bộ: Ngƣời có chức vụ quản lý bị can, bị cáo phạm tội quốc tế cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của cấp dƣới nếu ngƣời này biết đƣợc hoặc có căn cứ để biết đƣợc rằng cấp dƣới của mình đang thực hiện hành vi tội phạm quốc tế nhƣng đã khơng có những biện pháp cần thiết để phịng ngừa hoặc ngăn chặn hành vi đó.
Nội dung của nguyên tắc này lần đầu tiên đƣợc xác định vào năm 1907 theo Công ƣớc La Hay IV về các luật và thông lệ chiến tranh trên bộ. Nhiều cơng ƣớc quốc tế kế sau đó đã tái khẳng định lại, trong đó quy định đầy đủ nhất về nguyên tắc này là Nghị định thƣ số 1 về Công ƣớc Giơnevơ năm 1949 và Công ƣớc Giơnevơ năm 1972.
Ngƣợc lại nếu một ngƣời nào đó làm theo mệnh lệnh của cấp trên cũng khơng phải là tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ngƣời nhận mệnh lệnh này; yếu tố đó chỉ đƣợc coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu Tịa án nhận thấy cần thiết xem xét. Nguyên tắc này đƣợc xác định tại Điều 8 Quy chế của Tòa án Nurumbéc, Điều 7 Quy chế của Tịa án hình sự quốc tế về Nam Tƣ (cũ) và Điều 6 Quy chế của Tịa án hình sự quốc tế về Ruanđa [7, tr. 111-112].
Năm là nguyên tắc không áp dụng thời hiệu đối với những tội xâm phạm sự tồn tại hịa bình và an ninh của nhân loại đƣợc thể hiện thông qua
24
quy định tại Điều 29 Quy chế Rome với luận điểm tiến bộ và nhân đạo – không áp dụng thời hiệu đối với những tội phạm thuộc quyền tài phán của Tịa án hình sự quốc tế, tức là những tội diệt chủng, những tội phạm chống loài ngƣời, những tội phạm chiến tranh và tội xâm lƣợc liệt kê cụ thể tại các điều 5-8 Quy chế [4, tr. 296].
Sáu là nguyên tắc trách nhiệm do lỗi đƣợc thể hiện thông qua quy định
tại Điều 30 Quy chế Rome với luận điểm tiến bộ và nhân đạo – trừ trƣờng hợp có quy định khác, một ngƣời phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt về tội phạm thuộc quyền tài phán của Tịa án hình sự quốc tế chỉ khi hành vi đƣợc thực hiện một cách có ý định và có ý thức (lỗi cố ý) [4, tr. 296].
Ngoài ra yếu tố sai sót về luật và sai sót về sự kiện chỉ là căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự nếu nó phủ nhận đƣợc việc hành vi thực hiện một cách có ý định và có ý thức.
Bảy là nguyên tắc nhân đạo - một trong những nguyên tắc đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong Quy chế Rome. Ngay ở lời nói đầu của Quy chế đã quy định “Nhận thấy rằng trong thế kỷ này, hàng triệu trẻ em, phụ nữ, nam giới đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn ác chƣa từng thấy, gây chấn động lƣơng tri nhân loại”, và “Khẳng định rằng các tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị trừng trị”, nguyên tắc này tiếp tục đƣợc thể hiện ở các điều khoản tiếp theo của Quy chế Rome nhƣ việc áp dụng và giải thích luật phải phù hợp với các quyền con ngƣời (khoản 3 Điều 21); trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc hiểu theo hai nghĩa thì phải giải thích theo hƣớng có lợi cho ngƣời đang bị điều tra, xét xử hoặc đã bị coi là có lỗi đối với tội phạm ấy (khoản 2 điều 22); không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy chế Rome về những hành vi đƣợc thực hiện trƣớc khi Quy chế này có hiệu lực (khoản 1 Điều 24); nếu có sự thay đổi trong điều luật áp dụng đối với vụ án cụ thể thì phải áp dụng điều luật nào có lợi hơn cho
25
ngƣời ấy (khoản 2 điều 24); khơng truy tố hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội (Điều 26)…
Tác giả sẽ làm rõ hơn nội dung, ý nghĩa cũng nhƣ sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome năm 1998 tại Chƣơng 2 của Luận văn này.
26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quy chế Rome năm 1998 “Về Tịa án hình sự quốc tế” có hiệu lực vào ngày 01/7/2002 sau khi đạt đƣợc con số 60 quốc gia phê chuẩn. Quy chế Rome là một điều ƣớc quốc tế đa phƣơng bao gồm 128 điều khoản, đƣợc chia làm 12 phần, đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp, thể chế hóa hầu hết các vấn đề của tố tụng hình sự quốc tế; các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; cơ cấu tổ chức và điều hành của Tòa án; hoạt động điều tra, truy tố và xét xử; thủ tục phúc thẩm và xét lại; hợp tác quốc tế và tƣơng trợ tƣ pháp; vấn đề thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Các quy định của Quy chế thể hiện sự kết hợp, hài hịa hóa giữa nhiều truyền thống pháp luật khác biệt trên thế giới. Nhiều quy định của Quy chế, bao gồm cả các quy định về định nghĩa các tội phạm quốc tế bao gồm: tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lƣợc; lẫn các quy định về tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án của Tòa án đều chƣa từng đƣợc quy định, hoặc có nội dung khác biệt cơ bản với các quy định trong pháp luật quốc gia.
Trong pháp luật quốc tế cũng nhƣ quan hệ quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc pháp luật chung thƣờng đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp lý và đƣợc viện dẫn trong thực tiễn nhƣ một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để điều chỉnh lĩnh vực hợp tác quốc tế nói chung cũng nhƣ giải quyết tranh chấp quốc tế nói riêng. Các nguyên tắc của luật hình sự quốc tế đƣợc ghi nhận trong Quy chế Rome năm 1998 “Về Tịa án hình sự quốc tế” thể hiện quyết tâm bảo vệ những giá trị xã hội cao quý nhất, các quyền con ngƣời. Hệ thống những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế đƣợc quy định tập trung tại Phần 3 Quy chế Rome (các điều 22-33).
27
Chương 2
SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG QUY CHẾ ROME NĂM 1998 “VỀ TỊA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ”