Quy định về hình phạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 47 - 49)

2.3. Các quy định về nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế

2.3.7. Quy định về hình phạt

Trong khi tại khá nhiều nƣớc, hình phạt tử hình vẫn đƣợc áp dụng thì tại Quy chế Rome hình phạt tử hình đã đƣợc loại bỏ, mặc dù những tội phạm đƣợc xác định tại Quy chế là những tội đặc biệt nghiêm trọng nhƣ các tội diệt chủng, tội phạm chống loài ngƣời, tội phạm chiến tranh và tội xâm phạm hịa bình.

Điều 77 Quy chế Rome về các hình phạt đƣợc áp dụng quy định nhƣ sau: 1. Căn cứ vào Điều 110, Tịa án có thể ấn định một trong các hình phạt sau đối với ngƣời bị kết án về một tội nêu tại Điều 5 Quy chế này:

a) Tù có thời hạn nhƣng không vƣợt quá mức tối đa 30 năm; b) Tù chung thân thể theo tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của ngƣời bị kết án.

2. Cùng với hình phạt tù, Tịa án có thể quyết định:

a) Phạt tiền theo những tiêu chí quy định tại Quy tắc về thủ tục và chứng cứ;

b) Tịch thu tiền, bất động sản và động sản có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ tội phạm đó mà khơng làm phƣơng hại đến các quyền của bên thứ ba ngay tình.

Nhƣ vậy, Quy chế Rome cho phép Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn đến tối đa 30 năm, hoặc tù chung thân. Đây là mức án cao nhất có thể áp dụng đối với ngƣời bị kết án, bất kể hậu quả và tính chất nguy hiểm của hành

40

vi phạm tội đến mức độ nhƣ thế nào. Đồng thời, cũng là sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần nhân đạo của cộng đồng quốc tế đối với ngƣời phạm tội.

Bên cạnh hình phạt tù, Tịa án có thể áp dụng một trong hai hình phạt bổ sung sau: [4, tr. 305]

- Phạt tiền (chiếu theo những tiêu chuẩn đƣợc quy định trong Quy tắc của tố tụng và chứng minh);

- Tịch thu (không đƣợc gây thiệt hại cho phía thứ ba) các nguồn thu nhập, tài sản và các tài khoản có đƣợc trực tiếp hoặc gián tiếp do phạm tội.

Hiện nay, tại khá nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam, luật pháp quốc gia vẫn cho phép áp dụng hình phạt tử hình, đặc biệt đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng nhƣ các tội ác quốc tế đƣợc định nghĩa trong Quy chế Rome. Trái lại, ở khá nhiều nƣớc, khơng những hình phạt tử hình đã bị loại bỏ, mà ngay hình phạt tù chung thân cũng đã bị cấm (nhƣ Tây Ban Nha, Brazil), thậm chí một số nƣớc quy định hình phạt tù có thời hạn không đƣợc vƣợt quá một số năm nhất định, hoặc ít hơn 30 năm (nhƣ Honduras) [49, tr. 238]. Vấn đề đặt ra là việc xung đột giữa luật quốc gia và quy định của Quy chế Rome cần đƣợc giải quyết nhƣ thế nào đối với các quốc gia đã gia nhập cũng nhƣ các quốc gia muốn gia nhập Quy chế này? Điều 80 Quy chế Rome đã đƣa ra cách giải quyết nhƣ sau: “Không quy định nào trong Phần này ảnh hƣởng đến việc các quốc gia áp dụng các hình phạt đƣợc quy định trong luật quốc gia cũng nhƣ áp dụng luật của các quốc gia không quy định các hình phạt nhƣ phần này”. Nhƣ vậy, có thể hiểu trong trƣờng hợp nếu hành vi phạm tội đƣợc xét xử bởi tòa án quốc gia, Quy chế Rome hồn tồn tơn trọng việc áp dụng hình phạt theo luật quốc gia. Trong trƣờng hợp ICC xét xử, sự xung đột về áp dụng hình phạt đƣợc các quốc gia giải quyết bằng cách viện dẫn đến điều luật cụ thể của Quy chế Rome thay vì thực hiện những thay đổi của pháp luật trong nƣớc theo xu hƣớng quy định của Quy chế này.

41

Chẳng hạn, liên quan đến việc một quốc gia có quy định ngăn cấm hình phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn đến 30 năm trong khi lại đƣợc Tòa án yêu cầu tiếp nhận một ngƣời bị Tòa án tuyên nhƣ vậy để thi hành án, nƣớc đƣợc yêu cầu có thể viện dẫn Điều 103 của Quy chế [49, tr. 238].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)