Nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 35 - 37)

Quy chế Rome năm 1998 “Về Tịa án hình sự quốc tế” là một văn bản có giá trị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự để bảo vệ các quyền con ngƣời. Quy chế Rome đƣợc thông qua ngày 17/7/1998 tại Rome (Italia) với việc thành lập Tịa án hình sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét xử các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài ngƣời, tội phạm chiến tranh và tội phạm xâm lƣợc, đồng thời với mục tiêu là bắt các cá nhân phải chịu trách nhiệm cho các tội ác đã đƣợc liệt kê trong danh sách những tội phạm nghiêm trọng và mức độ lớn cho những giá trị chung của con ngƣời.

Đối với phạm vi luật hình sự quốc gia, nội dung của nguyên tắc nhân đạo bao gồm hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, nguyên tắc nhân đạo gắn với trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự, quy định tội phạm và hình phạt cũng nhƣ các biện pháp tác động của luật hình sự nhằm bảo vệ các lợi ích của xã hội, của Nhà nƣớc và của cá nhân... Ở nghĩa hẹp, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thể hiện ở mức độ khoan hồng của luật hình sự đối với ngƣời phạm tội [46, tr. 79].

Tƣơng tự nhƣ vậy có thể thấy rằng, nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome cũng đƣợc thể hiện ở cả hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, nguyên tắc nhân đạo gắn với trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự, quy định tội phạm và hình phạt cũng nhƣ các biện pháp tác động của luật hình sự quốc tế đối với một số tội phạm quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích chung của con ngƣời và của hịa bình nhân loại. Nội dung này không đƣợc thể hiện cụ thể

28

thành một điều luật nhƣng nó lại chi phối, xuyên suốt và ảnh hƣởng đến toàn bộ các quy định của Quy chế Rome. Tại Lời nói đầu, nội dung của nguyên tắc nhân đạo theo nghĩa rộng đƣợc thể hiện một cách rõ nét nhất. Từ đây, Quy chế đã khẳng định rằng các tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị trừng trị và cần bảo đảm truy tố hiệu quả những tội phạm này bằng việc thực thi các biện pháp ở cấp độ quốc gia và tăng cƣờng hợp tác quốc tế, đồng thời quyết tâm chấm dứt tình trạng lọt lƣới pháp luật của những kẻ gây lên các tội ác nói trên và do vậy, góp phần ngăn ngừa những tội ác đó, trách nhiệm của mỗi quốc gia là thực hiện quyền tài phán hình sự của mình đối với những kẻ gây ra tội ác quốc tế. Do đó, Luật hình sự quốc tế đã xác định các tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân phạm tội ác nghiêm trọng này. Ở nghĩa hẹp, nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế Rome thể hiện mức độ khoan hồng của Luật hình sự quốc tế đối với ngƣời phạm tội. Một mặt, Quy chế Rome thực thi trọng trách bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ hịa bình nhân loại; mặt khác, vẫn đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong việc điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân phạm tội ác quốc tế nghiêm trọng thông qua những nội dung mà tác giả sẽ phân tích rõ hơn tại Mục III Chƣơng 2, theo quan điểm của tác giả những nội dung đó bao gồm:

1) Việc áp dụng và giải thích luật phải phù hợp với quyền con ngƣời; 2) Trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc hiểu theo hai nghĩa thì phải giải thích theo hƣớng có lợi cho ngƣời bị điều tra, xét xử hoặc bị coi là có lỗi đối với tội phạm ấy;

3) Không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Quy chế Rome đối với những hành vi đƣợc thực hiện trƣớc khi Quy chế này có hiệu lực;

4) Nếu có sự thay đổi trong điều luật áp dụng đối với vụ án cụ thể thì phải áp dụng điều luật nào có lợi hơn cho ngƣời ấy;

29

5) Khơng truy tố hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội;

6) Các trƣờng hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự, Phịng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết;

7) Khơng đƣa hình phạt tử hình vào trong Quy chế Rome để xét xử những tội ác quốc tế;

8) Khi quyết định bản án, Tòa án phải cân nhắc đến cả yếu tố hoàn cảnh cá nhân của ngƣời bị kết án.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)