Những điểm giống nhau

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 59 - 63)

3.2. So sánh các quy định về nguyên tắc nhân đạo của Quy chế

3.2.1. Những điểm giống nhau

3.2.1.1. Quy định về không hồi tố

Nhƣ đã phân tích ở mục 2.3 Chƣơng 2, Điều 24 Quy chế Rome quy định về việc không hồi tố. Đây là một nguyên tắc chứa đựng tính nhân đạo sâu sắc, đảm bảo không ai phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bị coi là phạm tội trong khi chƣa có luật điều chỉnh.

Tƣơng tự, tại Điều 7 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) về hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian cũng quy định:

1. Điều luật đƣợc áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội đƣợc thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xố án tích và các quy định khác khơng có lợi cho ngƣời phạm tội, thì không đƣợc áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trƣớc khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

52

3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xố án tích và các quy định khác có lợi cho ngƣời phạm tội, thì đƣợc áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trƣớc khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Đến Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 7 một lần nữa cũng thừa nhận nội dung nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999. “Như vậy, theo các quy định trên thì luật

hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhận nguyên tắc hồi tố. Không nhà nước nào có thể bắt các chủ thể pháp luật phải chịu trách nhiệm về một hành vi, dù là

nguy hiểm, mà khi hành vi đó được thực hiện, nó chưa bị cấm”. [25, tr. 20]. Tuy

nhiên, nếu nhìn về mặt câu chữ tại khoản 3 của Điều này thì Bộ luật hình sự quy định cả về hiệu lực hồi tố và cấm hồi tố. “Việc cấm hồi tố là quy định về mặt nguyên tắc, còn việc cho phép hồi tố đối với một số trường hợp cụ thể là việc vận

dụng nguyên tắc theo hướng có lợi cho người phạm tội” [25, tr. 21].

Rõ ràng, có thể thấy, về cơ bản pháp luật hình sự Việt Nam cũng có cách nhìn nhận và thừa nhận nguyên tắc không hồi tố nhƣ quy định của Quy chế Rome. Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo luôn đƣợc chú trọng và đề cao trong quá trình xây dựng pháp luật hình sự ở Việt Nam.

3.2.1.2. Quy định về một số căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

Điều 31 Quy chế Rome quy định một ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi nếu:

1) Ngƣời đó bị bệnh hoặc rối loạn về tâm thần làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật;

2) Ngƣời đó ở trong tình trạng say làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình hoặc khả năng

53

điều khiển các hành vi của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, nếu ngƣời đó khơng tự nguyện để mình bị say trong các trƣờng hợp mà ngƣời đó đã biết là do tình trạng say này mình có thể sẽ thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời đó đã coi thƣờng tính nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện;

3) Ngƣời đó đã hành động một cách sáng suốt (có lý trí) để bảo vệ mình hoặc ngƣời khác, trong trƣờng hợp những tội phạm chiến tranh – tài sản đặc biệt quan trọng đối với sự sống cịn của mình hoặc ngƣời khác, hay tài sản đặc biệt quan trọng, để thực hiện nhiệm vụ có tính chất qn sự để tránh khỏi việc sử dụng đƣơng nhiên và trái pháp luật vũ lực bằng phƣơng pháp tƣơng ứng với mức độ nguy hiểm đang đe dọa mình, ngƣời khác hoặc tài sản;

4) Hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhƣng là để chống lại một cách bất đắc dĩ nguy cơ đang đe dọa làm chết ngƣời hoặc gây nên thƣơng tích ấy đối với mình hoặc ngƣời khác, và ngƣời đó áp dụng các biện pháp cần thiết và sáng suốt để loại trừ nguy cơ ấy với điều kiện khơng có ý định gây ra thiệt hại mà mình mong muốn ngăn ngừa.

Ngồi ra, tại Điều 32 và Điều 33 của Quy chế này còn thừa nhận hai căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự là: sai sót về sự kiện hoặc sai sót về luật (sai sót về sự kiện sẽ chỉ là căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự nếu nó phủ nhận yếu tố tâm thần mà cấu thành tội phạm địi hỏi; sai sót về luật liên quan đến việc xác định một hành vi cụ thể là tội phạm thuộc quyền tài phán của Tịa án khơng phải là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự) và tội phạm đƣợc thực hiện theo mệnh lệnh (đây có thể là căn cứ để giảm nhẹ hoặc tiến tới loại trừ trách nhiệm hình sự khi ngƣời thực hiện tội phạm có nghĩa vụ pháp lý phải tuân thủ mệnh lệnh của Chính phủ hoặc cấp trên; hoặc ngƣời đó khơng

54

biết rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật; hoặc mệnh lệnh đó khơng trái pháp luật một cách rõ ràng).

Nhƣ vậy, Quy chế Rome thừa nhận có nhiều trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Tƣơng đƣơng với ba trong các trƣờng hợp này, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng có những quy định phù hợp về những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự nằm rải rác tại các điều luật thuộc Chƣơng III – Tội phạm, cụ thể nhƣ sau:

1) Ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với ngƣời này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Khoản 1 Điều 13).

2) Phịng vệ chính đáng là hành vi của ngƣời vì bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác, mà chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm (Khoản 1 Điều 15).

3) Tình thế cấp thiết là tình thế của ngƣời vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà khơng cịn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm (Khoản 1 Điều 16).

Đến Bộ luật hình sự năm 2015, các điều luật quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự đã đƣợc nhóm lại trong một chƣơng riêng biệt với tên gọi Chƣơng IV – Những trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Bộ luật mới

55

vẫn ghi nhận ba căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự tại Điều 21, 22 và 23 là: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, tại Điều 26 Bộ luật hình sự mới cũng thừa nhận trƣờng hợp thi hành mệnh lệnh của ngƣời chỉ huy hoặc của cấp trên là một trong các căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự với nội dung:

Ngƣời thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của ngƣời chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lƣợng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo ngƣời ra mệnh lệnh nhƣng ngƣời ra mệnh lệnh vẫn u cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trƣờng hợp này ngƣời ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.

Rõ ràng, Bộ luật hình sự Việt Nam mới đây đã tiếp thu và chỉnh lý để ghi nhận sâu sắc, rõ nét hơn nguyên tắc nhân đạo theo tinh thần của Quy chế Rome trong việc xử lý hình sự đối với ngƣời phạm tội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)