Thực trạng quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh

2.2.2.1. Thực trạng quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Theo quy định hiện hành, đối tượng chịu thuế GTGT là “hàng hóa, dịch

vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam” (Điều 3, Luật thuế GTGT) (trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT). Nói cách khác, đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm phần lớn các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng được sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu và tiêu dùng tại Việt Nam, trừ 25 loại hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này (Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT; Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT…).

Với việc ban hành Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Nhà nước đã bổ sung thêm một số hàng hóa, dịch vụ trước đây vốn thuộc diện phải chịu thuế với mức thuế suất 5%, 10% thì nay chuyển thành diện khơng chịu thuế, chẳng hạn như: phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác; một số tàu bè, máy móc chuyên dùng trong hoạt động khai thác hải sản và sản xuất nông nghiệp.

dẫn thi hành, ngoại trừ các loại hàng hóa, dịch vụ khơng phải chịu thuế GTGT thì tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ còn lại khi được sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng tại Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế GTGT. Điều này cho thấy rằng việc xác định đối tượng chịu thuế GTGT là giai đoạn tiếp theo của hoạt động thực thi pháp luật thuế GTGT.

Cùng với sự thay đổi của tình hình cung – cầu hàng hóa tại địa phương nói riêng và tồn quốc nói chung, trong những năm qua việc thi hành các quy định về đối tượng chịu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã thu được những kết quả chính sau đây:

Một là, Cục thuế Quảng Ninh đã phối kết hợp với các ngành, các cấp

có liên quan trong việc xác minh, rà soát danh mục các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh để từ đó xác định phương án tạo nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm từ thuế GTGT ở địa phương, đặc biệt là chú ý đến việc phát triển các hàng hóa, dịch vụ thuộc về thế mạnh/lợi thế của địa phương như đánh bắt, chế biến thủy hải sản; dịch vụ du lịch; dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa…

Hai là, trong những năm gần đây, bên cạnh những mặt hàng kinh

doanh truyền thống của địa phương, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển du lịch xanh với hàng loạt các cơng trình, dự án, mang lại một nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước thơng qua việc thu thuế GTGT, đóng góp gần 50% tỷ trọng GDP theo ngành của toàn tỉnh. Trên đà phát triển đi lên đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhiều lần tham gia hội nghị cùng các sở, ban, ngành có liên quan, phát biểu đóng góp ý kiến trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; cũng như đưa ra ý kiến góp ý cho từng chính sách cụ thể ở địa phương để phát triển du lịch, từ đó tăng nguồn thu thuế GTGT từ dịch vụ du lịch và các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.

Ba là, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh thường xuyên quán triệt cán bộ công chức thuế địa phương phải xác định đúng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT để tránh tình trạng đánh thuế nhầm đối tượng, dẫn đến gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc cho Nhà nước và phát sinh các tranh chấp khơng đáng có. Thực tế cho thấy rằng trong những năm qua ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh chưa phát sinh trường hợp thu nhầm, thu khống thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế GTGT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)