và thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh
2.2.4.1. Thực trạng quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Luật thuế GTGT của Việt Nam hiện nay quy định hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Nếu so với thông lệ quốc tế, đây là điểm khác biệt giữa pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam với pháp luật các nước về phương pháp tính thuế GTGT, bởi lẽ đa số các nước trên thế giới chỉ áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ. Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là ở Việt Nam hiện nay, có khá nhiều chủ thể kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về hóa đơn chứng từ khi mua vào bán ra hàng hóa, dịch vụ, do vậy khơng thể áp dụng phương pháp khấu trừ cho các cơ sở kinh doanh này.
định như sau:
Thứ nhất, về phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Theo phương pháp tính thuế này, số thuế GTGT phải nộp của cơ sở kinh doanh được tính bằng cách lấy số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Số thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu. Khi thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo luật định.
Cũng theo quy định hiện hành, phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng đối với các đối tượng gồm:
(i) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật;
(ii) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế như doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra;
hành hoạt động tìm kiếm, thăm dị, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có thể xác định định đúng số thuế, chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế, qua đó đảm bảo thu được số thuế cần thiết điều tiết thu nhập người tiêu dùng. Ngoài ra, phương pháp này khi được vận dụng đã làm đơn giản hóa q trình quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trong hóa đơn, chứng từ. Chính vì những ưu điểm trên, ngày càng nhiều các chủ thể nộp thuế GTGT theo phương pháp này.
Thứ hai, về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Theo phương pháp này, số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT. Nhà làm luật cũng quy định phương pháp này được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh không chứng minh được số thuế GTGT đầu vào đã nộp bằng hóa đơn chứng từ đầu vào (bao gồm cả hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý).
Ngoài ra, pháp luật quy định đối với các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hố đơn, chứng từ… thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được chia làm bốn mức tương ứng các hoạt động kinh doanh khác nhau: 1% đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa; 3% đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu; 5% đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu và 2% đối với các hoạt động kinh doanh khác.
tốn, chứng từ, hóa đơn nên việc xác định chính xác thuế GTGT của từng tháng là rất khó. Cơ quan thuế phải khảo sát tình hình mua bán của các cơ sở kinh doanh này để từ đó xác định doanh số từng tháng của họ. Cơ quan thuế và người kinh doanh sẽ cùng nhau thỏa thuận chọn một doanh số thích hợp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở doanh số do hai bên thỏa thuận chọn ra, người kinh doanh sẽ tiến tiến hành nộp thuế GTGT.
2.2.4.2. Thực tiễn thi hành tại Cục thuế Quảng Ninh
Tiếp sau khi xác định căn cứ tính thuế GTGT, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh sẽ lựa chọn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT sao cho phù hợp để xác định cụ thể số thuế GTGT các doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế phải thu vào Ngân sách Nhà nước. Với sự ra đời của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 nên việc xác định phương pháp tính thuế có sự thay đổi, cần hướng dẫn cụ thể.
Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã có hướng dẫn cụ thể phương pháp tính thuế GTGT trên địa bàn tỉnh năm 2014 như sau:
- Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập từ 31/12/2013 trở về trước: áp dụng ổn định phương pháp tính thuế hai năm liên tục là năm 2014, 2015. - Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập từ ngày 01/01/2014 và đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, nếu có doanh
thu năm 2014 từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hố đơn, chứng từ thì DN, HTX phải nộp mẫu 06/GTGT (Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20/12/2014 để được chuyển đổi phương pháp tính thuế và áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ năm 2015 và cho hai năm 2015, 2016.
Nếu DN, HTX có doanh thu năm 2014 chưa đến 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ thì DN, HTX thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Nếu DN, HTX đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20/12/2014 và được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ năm 2015 và cho hai năm 2015, 2016.
Trường hợp DN, HTX thành lập mới đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, nếu DN, HTX có doanh thu năm 2014 từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ thì DN, HTX tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong hai năm 2015, 2016. Nếu DN, HTX có doanh thu năm 2014 chưa đến 1 tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện đủ chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Nếu DN, HTX đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20/12/2014 và được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ năm 2015 và cho hai năm 2015, 2016.