3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
3.2.1. Các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng
Trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn đất nước. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, cũng như yêu cầu mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và xu thế tồn cầu hóa trong những năm tới đây, Luật thuế GTGT cần tiếp tục hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những mặt còn tồn tại. Theo ý kiến tác giả, cơng tác hồn thiện pháp luật thuế GTGT cần chú ý đến một số định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, cần điều chỉnh pháp luật thuế GTGT để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Trong xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế với việc tham gia vào các hiệp hội, tổ chức thương mại quốc tế như hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi điều chỉnh pháp luật thuế GTGT theo hướng đơn giản, ổn định, công bằng, hiệu quả và đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hố hiện nay, đồng thời phát huy vai trị đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước của thuế GTGT trong điều kiện cắt giảm thuế quan và vai trị điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế xã hội của nhà
nước theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất đặc biệt khuyến khích hoạt động xuất khẩu kể cả hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển như khuyến khích hoạt động chế biến nơng sản, gia công...
Thứ hai, pháp luật thuế GTGT phải ghi nhận đầy đủ các nội dung chủ yếu của việc điều chỉnh pháp luật thuế, đồng thời phản ánh đúng chuẩn xác và khoa học bản chất của thuế GTGT, đảm bảo thuế GTGT là loại thuế gián thu mang bản chất liên hồn và tính trung lập cao, đánh vào hoạt động chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố dịch vụ trong q trình sản xuất lưu thơng theo phương pháp khấu trừ.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật thuế GTGT phải gắn liền và trên cơ sở hoàn thiện toàn bộ chính sách thuế. Xét về tổng thể, hệ thống pháp luật về thuế nói chung và pháp luật về thuế GTGT nói riêng có mối quan hệ hữu cơ với các chính sách thuế, các chính sách kinh tế – tài chính của nhà nước. Hoàn thiện Luật thuế GTGT phải gắn liền với sự hoàn thiện của cả hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Pháp luật thuế GTGT là một bộ phận của hệ thống pháp luật thuế và phạm vi đánh thuế GTGT bao hàm cả hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy khi hồn thiện pháp luật thuế GTGT cũng cần phải quan tâm đúng mức về vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật thuế.
Thứ tư, trong việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT cần phải chú ý đến
xây dựng cơ chế tổ chức thực thi trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính thuế GTGT nói riêng và cả hệ thống thuế nói chung. Cải cách hành chính thuế là một tất yếu khách quan, bởi cải cách hành chính là yếu tố, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế, là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Từ các định hướng nêu trên, tác giả luận văn cho rằng việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế GTGT.
Để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng, có tính liên hồn và tập trung kinh tế cao, pháp luật thuế GTGT cần thu hẹp diện miễn trừ thuế GTGT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ hiện nay nằm trong diện không chịu thuế GTGT sang diện chịu thuế GTGT, hay nói một cách khác là mở rộng các đối tượng thuộc dạng chịu thuế GTGT.
Ví dụ: việc áp dụng không chịu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ; tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp là phù hợp với điều kiện của đất nước nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới cơng nghệ.
Tuy nhiên, hiện nay năng lực về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đã được nâng cao, nhiều loại máy móc, thiết bị, vật tư trong nước đã sản xuất được mà trước đây phải nhập khẩu do đó, quy định nêu trên chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất ra những máy móc, thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Hai là, hoàn thiện các quy định về căn cứ tính thuế GTGT.
Đối với giá tính thuế GTGT, pháp luật thuế GTGT cần nhất thể hóa giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT, đồng thời cần quy định rõ nếu giá ghi trên hóa đơn mà ít hơn giá thị trường thì căn cứ vào giá thị trường để tính thuế GTGT. Trường hợp bán phá giá để trốn thuế cần có sự can thiệp
kịp thời của Nhà nước.
Về mặt lý thuyết, nếu thuế suất thuế GTGT càng thấp thì càng ít xảy ra vi phạm từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ngoài ra nếu áp dụng một thuế suất thống nhất sẽ khắc phục được nguy cơ gian lận, trốn thuế và tránh thuế sinh ra từ việc nhập nhằng về thuế suất vì nếu chỉ có một mức thuế suất cao và mức thuế suất thấp khác nhau. Để đảm bảo mức thuế suất đối với một hàng hố, dịch vụ được thống nhất, thì pháp luật thuế GTGT phải nhất thể hố tiêu chí phân định hàng hố, dịch vụ trong biểu thuế hoặc dựa trên tính năng, cơng dụng của hàng hố, dịch vụ. Với ba mức thuế suất như hiện nay, ngành thuế liên tục nhận được đơn xin giảm thuế của các doanh nghiệp gây khó khăn trong việc thống nhất thu nộp thuế. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT (trừ mức 0% đối với hàng hóa xuất khẩu). Tuy nhiên, để giảm số lượng thuế suất còn hai mức cần đảm bảo các yêu cầu sau: không làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN; bảo hộ các sản xuất trong nước và đảm bảo công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, khơng có biến động lớn về giá cả và không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Ba là, hoàn thiện các quy định về phương pháp tính thuế GTGT.
Qua q trình thực thi thuế GTGT trên thực tế cho thấy việc áp dụng hai phương pháp tính thuế gây ra nhiều bất cập trong việc khấu trừ thuế đầu vào. Cùng với đó, phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT khơng cịn mấy tác dụng mà còn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phát sinh tiêu cực khác. Vì vậy, tất yếu pháp luật thuế GTGT sửa đổi chỉ cần quy định một phương pháp duy nhất đó là phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Các hộ kinh doanh nếu không đủ điều kiện áp dụng phương pháp tính thuế này thì áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp hoặc khoán thuế. Để tiến tới chỉ sử dụng một phương pháp tính
thuế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần từng bước hoàn thiện cơng tác kế tốn, hóa đơn chứng từ. Đồng thời quy định phương pháp quy đổi thuế suất GTGT thành thuế suất theo giá thanh toán để đảm bảo tất cả số thuế GTGT phát sinh đều được phản ánh trên hố đơn, có đầy đủ căn cứ pháp lý cho hạch tốn và khấu trừ.
Bốn là, hồn thiện các quy định về hoàn thuế GTGT.
Nhằm quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế, cần thiết phải thu hẹp đối tượng hoàn thuế, chỉ nên áp dụng cơ chế này cho các đối tượng: Các cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; cơ sở có đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh số thuế GTGT đầu vào của tài sản lớn. Đồng thời, quy định rõ hơn và chặt chẽ hơn điều kiện hoàn thuế, thời gian xem xét hoàn thuế phù hợp hơn. Thêm nữa, cần có quy định việc mua bán hàng hóa, dịch vụ đến một mức tiền nào đó cần thanh tốn qua Ngân hàng thì cơ sở sản xuất, kinh doanh mới được kê khai để hoàn thuế nhằm nhanh chóng phát hiện, kịp thời ngăn chặn tình trạng mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước.
Năm là, hoàn thiện quy định kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT.
Về kê khai nộp thuế GTGT, tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của chủ thể nộp thuế là yếu tố then chốt cơ bản quyết định sự thành cơng lớn của q trình tổ chức thực hiện các luật thuế. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng cần có những quy định nâng cao khả năng tự giác của đối tượng nộp thuế. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng đa dạng của các chủ thể nộp thuế thì sự tự giác của đối tượng nộp thuế càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính sự tự kê khai và nộp thuế theo kê khai của mình thay cho cơ quan tính thuế và ra thông báo nộp thuế đã chuyển trách nhiệm pháp lý cho đối tượng nộp thuế về những thông tin trong tờ khai thuế của họ với
những quy định xử phạt phù hợp sẽ góp phần tăng cường ý thức tuân thủ nghiêm luật thuế.
Về quyết toán thuế GTGT, khi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế nộp vào ngân sách nhà nước thì việc quyết tốn thuế trở nên hết sức quan trọng và nó khơng mang thủ tục hành chính như trước đây nữa, vì vậy cần phải có sự quy định chặt chẽ về vấn đề này đặc biệt trong trường hợp quyết tốn khơng theo định kỳ hàng năm như khi có quyết định phá sản, giải thể, chia, tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc giao bán doanh nghiệp.