Nội dung của kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú tài (Trang 28 - 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thƣơng

1.2.2. Nội dung của kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của

thẻ của Ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là quá trình tiếp cận các loại rủi ro một cách khoa học, tồn diện, có hệ thống nhằm nhận diện và đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro, qua đó tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.[4]

1.2.1.2. Mục tiêu

- Xây dựng quy trình, nghiệp vụ thẻ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. - Nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ thẻ.

- Hạn chế tình trạng giả mạo trong hoạt động thanh tốn và phát hành thẻ. - Hạn chế rủi ro tín dụng

- Hạn chế rủi ro công nghệ thẻ

1.2.2. Nội dung của kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro: Là q trình xác định liên tục, có hệ thống các rủi ro và các bất định của một tổ chức.

Các hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát hiện các thông tin về nguồn rủi ro, yếu tố mạo hiểm và nguy cơ rủi ro. Trong đó nguồn rủi ro là những yếu tố góp phần mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực, đó là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,… Nhận diện rủi ro là bƣớc đầu tiên quan trọng trong quá trình kiểm sốt tại các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng có thể kinh doanh thua lỗ thậm chí có thể dẫn đến phá sản nếu kiểm sốt rủi ro khơng tốt. Trong giai đoạn nhận diện rủi ro chỉ là thu thập dấu hiệu rủi ro để đƣa ra cảnh báo mà chƣa đặt nó trong mơi trƣờng kinh tế, xã hội cụ thể, để từ đó tìm ra ngun nhân và xu thế vận động, phát triển của nó. Cơng tác phịng ngừa rủi ro sẽ chƣa đƣợc triệt để bởi chúng ta sẽ không biết nguồn gốc, nguyên nhân của những rủi ro đó để từ đó đề ra các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp, giảm đƣợc đáng kể mức độ nghiêm trọng, hạn chế tần suất xuất hiện của chúng.

Nhƣ vậy, giai đoạn nhận diện rủi ro ban đầu phải bao gồm các bƣớc nhƣ: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trƣờng, tồn bộ hoạt động của NHTM nhằm thống kê tất cả các rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra từ đó tìm ra nguyên nhân, xu hƣớng của chúng để đƣa ra dự báo các dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kiểm sốt rủi ro thích hợp.

Những phƣơng pháp nhận diện rủi ro là: lập bảng các câu hỏi nghiên cứu về rủi ro, tiến hành điều tra, phân tích báo cáo tài chính (đối với kiểm sốt rủi ro tín dụng), thanh tra hiện trƣờng, nghiên cứu tại chỗ, phân tích các hợp đồng,…

Nội dung của giai đoạn nhận diện rủi ro thẻ bao gồm:

- Thu thập dữ liệu: Cơ sở dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố quan trọng làm nền tảng cho việc kiểm soát rủi ro thẻ tốt. Việc thu thập dữ liệu gồm dữ liệu về thông tin cá nhân của khách hàng để phòng tránh những trƣờng hợp giả mạo hồ sơ để phát hành thẻ giả, dữ liệu về tần suất xảy ra rủi ro đối với mỗi trƣờng hợp, cách xử lý để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau,…

- Kiểm tra nội bộ và đƣa ra cảnh báo: Sau khi thu thập dữ liệu và qua những đợt kiểm tra nội bộ, bộ phận chuyên môn phải tổng hợp, phân tích nguyên nhân của các dấu hiệu rủi ro để từ đó đƣa ra các cảnh báo cần thiết. Sau mỗi đợt kiểm tra NH phải theo dõi và ghi nhận kết quả và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị khắc phục sau kiểm tra để ghi nhận tác động của các biện pháp khắc phục rủi ro.

- Quy trình rà sốt sản phẩm mới: Tiến hành rà soát sản phẩm mới trƣớc khi ban hành để kịp thời phát hiện các sai sót, tránh các kẻ hở để cán bộ có thể lợi dụng, gây thiệt hại cho NH. Các biện pháp có thể đƣợc thực hiện nhƣ trƣớc khi ban hành một quy trình, sản phẩm mới sẽ có một thời gian dự thảo để lấy ý kiến của các chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, nếu sau khi ban hành vẫn thấy có điểm khơng phù hợp thì sẽ có quy trình mới sửa đổi thay thế để tốt hơn.

* Yêu cầu đối với giai đoạn nhận diện rủi ro:

Mỗi NH phải xây dựng và sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro để xây dựng thƣ viện dấu hiệu rủi ro, thuận tiện cho quá trình tác nghiệp của cán bộ làm sao để khi gặp tình huống cụ thể cán bộ xác định đƣợc đó là loại rủi ro nào và cách xử lý cụ thể cho từng trƣờng hợp. Đồng thời thuận tiện cho cơng tác kiểm sốt rủi ro tại mỗi đơn vị.

Đầu mối quản lý rủi ro của toàn hệ thống yêu cầu xây dựng chƣơng trình báo cáo rủi ro thẻ hàng ngày, hàng tháng, quý để tổng hợp, từ đó phân tích tình hình rủi ro chung đồng thời đƣa ra biện pháp kiểm sốt rủi ro thích hợp.

Trƣớc khi một sản phẩm mới, quy trình mới liên quan đến thẻ ra đời các bộ phận liên quan phải rà sốt, đánh giá sao cho sản phẩm, quy trình đó đảm bảo tính khả thi và hạn chế các lỗ hổng dễ dẫn đến rủi ro sau này.

1.2.2.2. Đo lường rủi ro

Có hai phƣơng pháp cơ bản để NHTM đánh giá rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ là: Phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Hai phƣơng pháp này sẽ khơng loại trừ nhau nên ngân hàng có thể sử dụng cả hai phƣơng pháp để đánh giá, đo lƣờng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Phƣơng pháp định tính: Là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của từng NHTM về mức độ tốt - xấu, lớn - nhỏ; Tính nghiêm trọng của những dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định, giải thích khả năng ảnh hƣởng đến công việc đƣợc giao, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro liên quan đến cán bộ, rủi ro liên quan đến cơ chế văn bản, quy trình, quy định của ngân hàng. NH có thể tham khảo qua các tài liệu: Xếp hạng của kiểm toán nội bộ; Khuyến cáo của kiểm toán, thanh tra bên ngồi; Thơng tin báo chí, hiệp hội thẻ để đo lƣờng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Phƣơng pháp định lƣợng: Là việc đánh giá bằng các số liệu cụ thể về mức độ rủi ro (xác suất xảy ra), tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định. Phƣơng pháp này dựa vào số liệu thống kê của ngân hàng là chủ yếu và đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ nhƣ: Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin và các gian lận nội bộ hoặc bên ngồi. Qua q trình hoạt động, các NHTM dần chú trọng hơn đến mảng nghiệp vụ này và đề ra chỉ tiêu cụ thể để theo dõi, đo lƣờng và đánh giá kết quả của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ nhƣ sau:

Số lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ: chỉ tiêu này đƣợc thống kê bằng số đếm và đây là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất kết quả của công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Để đo lƣờng đƣợc chỉ tiêu này, các NH phải xây dựng một hệ thống theo dõi, thống kê và

đƣợc cập nhật thƣờng xuyên các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ của NH mình, từ đó có thể đƣa ra đƣợc những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất. Chỉ tiêu “số lỗi” đƣợc dùng để đo lƣờng cho hầu hết các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NH bao gồm số lỗi do rủi ro công nghệ, số lỗi do rủi ro tác nghiệp và số lỗi do rủi ro đạo đức. Chỉ tiêu này càng cao hay khơng có sự giảm dần qua các năm, nghĩa là số lỗi của hoạt động kinh doanh thẻ xảy ra một cách thƣờng xuyên cho thấy công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NH khơng có kết quả và ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. NH có thể tham khảo các chỉ số rủi ro chính (KRIs).

- Nợ xấu của thẻ TDQT: Chỉ tiêu này dùng để đo lƣờng trực tiếp cho các rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM và nó đƣợc thể hiện qua số dƣ nợ xấu hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của thẻ TDQT. Để đo lƣờng đƣợc chỉ tiêu này, các NH phải xác định đƣợc tổng dƣ nợ thẻ TDQT và số dƣ nợ xấu của thẻ TDQT. Chỉ tiêu này phản ánh đƣợc chất lƣợng trong công tác thẩm định khách hàng khi phát hành thẻ TDQT.

Mức độ tổn thất: Là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện bằng một giá trị cụ thể hoặc mức độ ảnh hƣởng đến thị phần, uy tín, thƣơng hiệu của NH và đƣợc dùng để đánh giá cho tất cả các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. Có loại rủi ro khi xảy ra thì gây tổn thất tức thì tại thời điểm xảy ra rủi ro, và có những rủi ro khi mới xảy ra thì chƣa gây tổn thất gì nhƣng lại để lại hậu quả và tổn thất qua thời gian dài. Vì vậy, chỉ tiêu này chỉ có thể đo lƣờng đƣợc chính xác đƣợc những tổn thất về vật chất tại từng thời điểm xảy ra rủi ro, còn những tổn thất phi vật chất chỉ đo lƣờng đƣợc ở mức độ tƣơng đối, phải đo lƣờng trong một thời gian dài.

Bảng 1.1. Bảng chỉ số đo lƣờng rủi ro tác nghiệp

Sự cố Chỉ số đo lƣờng rủi ro (KRIs) Gian lận Số lƣợng gian lận nội bộ

Số lƣợng gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh

chấp

của khách hàng

Số lƣợng báo cáo khiếu nại và tranh chấp. Số lƣợng báo cáo khiếu nại vƣợt quá X ngày Các vị trí bỏ trống Tỷ lệ phần trăm nhân viên bỏ trống

Số lƣợng các vị trí bỏ trống hơn X ngày

Chính sách sản phẩm

Số sản phẩm đƣa ra nhƣng không hồn thành đúng chƣơng trình sản phẩm

Số sản phẩm đƣợc triển khai quá chậm Lỗi, sai sót

Số lƣợng tiền mặt thừa thiếu

Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót, số vi phạm quá giới hạn

Xử lý giao dịch Khối lƣơng giao dịch

Số nợ quá hạn trong q trình chờ xử lý

Cơng nghệ thơng tin

Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch

Số lƣợng và độ dài thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch

Vi phạm quy định Số lƣợng vi phạm, phạt/ cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/ luật pháp

Nguồn: KPMG International 2007

1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro

Sau khi đã có những nhận biết về rủi ro cũng nhƣ đo lƣờng đƣợc rủi ro và khả năng chịu đựng những rủi ro của NH, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ cần tiến hành cơng tác kiểm sốt những rủi ro đó. Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thƣờng đƣợc sử dụng gồm: né tránh, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro.

Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trƣớc khi rủi ro xảy ra hoặc

rủi ro có thể xảy ra do các yếu tố gây ra để chủ động né tránh các hành động hay các nguyên nhân gây ra rủi ro trƣớc khi rủi ro xảy ra nhƣ cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc; mơi trƣờng kinh doanh hay chính các khách hàng sử dụng dịch vụ…Không chỉ dừng lại ở việc nhận thức, các NHTM còn phải dự báo rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ nhằm giúp cho ngân hàng đƣa ra các biện pháp đối phó phù hợp. Để cơng tác dự báo có hiệu quả thì việc thu thập các nguồn tin phải kịp thời, chính xác; trên cơ sở đó phân tích và đƣa ra các nhận định về xu thế thị trƣờng.

Ngăn ngừa rủi ro: Là việc các NHTM đƣa ra các biện pháp, kỹ thuật,

cơng cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động để giảm thiểu tần suất các rủi ro có thể xảy ra mà nguyên nhân của các rủi ro là do các yếu tố bên trong ngân hàng gây ra nhƣ: con ngƣời, quy định, quy trình, đầu tƣ cơng nghệ…

- Thiết lập một hệ thống các biện pháp an ninh phịng ngừa: Các biện pháp này có thể chia làm hai phần:

Biện pháp an ninh nội bộ: Bao gồm các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong Ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong nhƣ kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ (chứng thực thông tin khách hàng, thông tin đơn vị chấp nhận thẻ, chữ ký,…) kiểm kê, kiểm soát thẻ lƣu hành và thẻ khơng có giá trị lƣu hành, để đƣa ra những số liệu thực về thẻ từ đó giúp cho việc quản lý đƣợc thuận tiện dễ dàng hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin.

Biện pháp kiểm sốt bên ngồi gồm: Các biện pháp kiểm sốt phịng ngừa đối với hoạt động thanh toán thẻ. Biện pháp này đƣợc thực hiện với mục đích nhằm đánh giá phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của thẻ, chủ thẻ cũng nhƣ là các giao dịch của thẻ, cảnh báo những trƣờng hợp rủi ro và đƣa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

- Giám sát rủi ro: Việc giám sát rủi ro có một tác động quan trọng đến bất cứ một quy trình quản trị rủi ro nào. Quản trị rủi ro trong hoạt động thẻ giám sát rủi ro thông qua bộ phận kiểm toán. Kiểm toán (nội bộ và bên ngồi) cung cấp một sự kiểm sốt độc lập quan trọng để phát hiện những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ. Vai trò của một kiểm toán viên là chắc chắn rằng những chuẩn, những quy định, q trình thích hợp đƣợc đƣa ra và ngân hàng luôn ln tn theo những quy tắc đó. Kiểm tốn viên cần phải có đủ thẩm quyền, kinh nghiệm chun mơn để có một sự xem xét và ra những quyết định quản trị rủi ro một cách đúng đắn. Kiểm toán nội bộ thƣờng đƣợc tách biệt và độc lập đối với những nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh kiểm toán viên nội bộ, quản trị rủi ro cũng có thể tìm kiếm những kiểm tốn có uy tín bên ngồi, cũng nhƣ là cơng ty tƣ vấn hoặc nhà chuyên môn để cung cấp một sự đánh giá độc lập về hoạt động và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

- Thẩm định khách hàng: Thẩm định khách hàng còn bao gồm cả vấn đề về uy tín của khách hàng, tình hình cơng nợ và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu NH làm tốt cơng tác này thì sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro phát sinh trong công tác thu hồi nợ của chủ thẻ.

- Truyền thơng nội bộ: Nhìn từ bên ngồi thì các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ có thể đƣợc kiểm sốt nếu quản trị cấp cao biết truyền đạt dến đội ngũ nhân viên của mình về việc kinh doanh của hoạt động thẻ sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mục đích chung của NH. Cùng lúc đó, các nhân viên kỹ thuật cần truyền đạt một các rõ ràng đến quản trị cấp cao và đội ngũ nhân viên về hệ thống đƣợc thiết kế cho hoạt động thẻ đƣợc hoạt động nhƣ thế nào; về những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống đó. Chính việc này sẽ giúp giảm đƣợc những rủi ro hoạt động của hệ thống đó cũng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú tài (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)