Quy trình kiểm sốt rủi ro hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng phân khúc khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh tỉnh bình định (Trang 39 - 52)

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)

Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng chính là tìm ra các biểu hiện và các yếu tố tác động có thể dẫn đến các khoản rủi ro trên. Mỗi khoản vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng xuất phát từ bản thân đối tượng đi vay, sự xuống giá của TSĐB, hay các vấn đề liên quan đến thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi một khoản vay đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng về những vấn đề đã bắt đầu nảy sinh trong quá trình cho vay.

Các ngân hàng ln có đủ nguồn lực và khả năng để nhận diện các khoản cho vay có vấn đề, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thế nào để đo lường được rủi ro để có biện pháp trích lập dự phịng hợp lý vừa đảm bảo được nguồn bù đắp rủi ro, vừa khơng lãng phí nguồn vốn để thực hiện đầu tư

Đo lường RRTD được xem là một khâu quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Mục tiêu của đo lường RRTD chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định qua đó có những biện pháp chống đỡ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự phịng để bù đắp tổn thất rủi ro. Ngân hàng có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro. Khơng có phương pháp đo lường nào là phù hợp với mọi ngân hàng, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một phương pháp đo lường phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng mình. Hiện nay, ngân hàng ở các nước phát triển đã áp dụng các mơ hình được sử dụng để phân tích định lượng RRTD như mơ hình các chỉ tiêu rủi ro chính, Mơ hình tính tốn lỗ dự kiến. Ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng chưa thực hiện việc đo lường rủi ro bằng phương pháp định lượng do một vài hạn chế trong công tác cung cấp số liệu, các phương pháp hiện đang được các ngân hàng áp dụng như phương pháp phán đoán, phương pháp xếp hạng tín dụng, phương pháp điểm số. Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng như:

- Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng (Credit Rating): Mơ hình điểm số tín dụng

tiêu dùng là một trong những phương pháp phân tích định lượng cơ bản được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động phân tích tín dụng ngân hàng. Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lí các đơn cho vay của người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian cơng tác.

Rõ ràng là, mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, mơ hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Mơ hình điểm số khơng linh hoạt có thể đe

dọa đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.

Mơ hình KMV

Mơ hình KMV được cơng ty KMV xây dựng dựa trên lý thuyết quyền chọn của Merton và được sử dụng phổ biến trong ngành tài chính. Ngày nay, mơ hình này thuộc sở hữu của công ty Moody và được phát triển thành phần mềm Credit Monitor để lượng hóa xác suất vỡ nợ của một cơng ty, và Porfolio Monitor để lượng hóa rủi ro của danh mục tín dụng. Cùng với Credit Metric, KMV là một trong những mơ hình thơng dụng nhất để lượng hóa rủi ro tín dụng của một người vay và của một danh mục tín dụng.

KMV sử dụng các số liệu đầu vào bao gồm cấu trúc của công ty, độ bất ổn định của giá trị tài sản công ty, và giá trị hiện tại của tài sản cơng ty để tính tốn trực tiếp xác suất vỡ nợ của cơng ty đó dựa trên cách tiếp cận định giá quyền chọn của Merton (1974), xác suất này được gọi là xác suất vỡ nợ kỳ vọng EDF (Expected Default Frequency). Mơ hình này sử dụng các thơng tin được cơng bố, do vậy nó đặc biệt phù hợp với các công ty đã niêm yết

- Mơ hình điểm số Z

Điểm số Z được xây dựng bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại Học New York phát minh dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ các công ty ở Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này phát minh tại Mỹ nhưng nó vẫn được sử dụng tại nhiều nước với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của c ông ty và là khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. Chỉ số Z phụ thuộc vào: tình hình tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ trong q khứ, mơ hình này thường được sử dụng để đo lường RRTD của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Sau khi nhận diện và tiến hành đo lường rủi ro, thì bước tiếp theo trong hoạt động quản trị rủi ro cần được đề cập tới đó chính là kiểm sốt rủi ro. Kiểm sốt rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng thông qua các biện pháp chủ yếu sau: ngăn ngừa rủi ro, né tránh rủi ro, giảm thiểu tổn thất.

Tài trợ rủi ro tín dụng

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quĩ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so sánh với kiểm soát rủi ro. Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một hoạt động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện. Phương pháp tài trợ rủi ro có thể được chia thành hai nhóm cơ bản:

- Lưu giữ rủi ro (còn gọi là giữ lại rủi ro hay chấp nhận rủi ro): là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực tiếp. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hồn trả. Phương pháp lưu giữ rủi ro có thể là thụ động hoặc chủ động, có kế hoạch hoặc khơng có kế hoạch, có ý thức hoặc khơng có ý thức.

- Chuyển giao rủi ro: bao gồm các hình thức sau: +) Bảo hiểm

Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện.

Bảo hiểm có thể được định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải nộp tiền đóng phí bảo hiểm cịn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Thuật ngữ riêng là “hedging” hay trung hịa mơ tả hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ một khả năng thua. Hedging hay trung hòa một rủi ro sử dụng việc thu được các kết quả ngược với kết quả của rủi ro.

Trung hòa rủi ro là một cơ chế tài trợ rủi ro dựa trên cơ sở nắm giữ một tài sản có tương quan nghịch với tài sản đang nắm giữ. Phương pháp hedging thường được sử

1.3 Kiểm sốt nội bộ hoạt động cấp tín dụng trong ngân hàng

1.3.1 Khái niệm

Kiểm sốt nội bộ là một q trình bị chi phối bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các quy định; sự tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quy định.

1.3.2 Sự cần thiết kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng ln là hoạt động chủ đạo của các ngân hàng nói chung và đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, những rủi ro này chỉ hết khi hợp đồng tín dụng được thanh lý. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động rất lớn tới ngân hàng mà tình huống xấu nhất là dẫn tới tình trạng phá sản. Vấn đề này, đã từng được ghi nhận trong q khứ khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở các nước phát triển.

Hoạt động kiểm sốt nội bộ tốt có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục tiêu và mục đích của ngân hàng, và đảm bảo việc ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu lợi nhuận dài hạn, và duy trì việc báo cáo tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy. Ngồi ra, cũng giúp đảm bảo việc ngân hàng tuân thủ các luật, và các quy định cũng như tuân thủ các chính sách, kế hoạch, các quy tắc và thủ tục nội bộ, và làm giảm rủi ro về những thua lỗ không mong đợi và những ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng.

1.3.3 Các bộ phận cấu thành KSNB hoạt động cấp tín dụng

Hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM cũng có đầy đủ 05 cấu phần, cụ thể:

1.3.3.1 Mơi trường kiểm sốt hoạt động tín dụng trong NHTM

Mơi trường bên trong là các nhân tố xung quanh tác động đến sự hữu hiệu của các chính sách, thủ tục kiểm sốt của ngân hàng như đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, cơng tác kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Mơi trường bên ngồi là mơi trường kiểm sốt chung của một ngân hàng cịn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngồi. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước. Ngồi ra, những tiến bộ cơng nghệ làm thay đổi quy trình vận hành; thói quen của người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụ; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn ảnh hưởng đến giá cả và thị phần; đạo luật hay chính sách mới... Các yếu tố này tuy khơng thuộc sự kiểm sốt của các nhà quản lý nhưng lại có sự ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc điều hành của nhà quản lý cũng như việc thiết kế vận hành của hoạt động kiểm soát nội bộ.

1.3.3.2 Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro

Nhận diện các sự kiện tiềm tàng là việc phát hiện tất cả các yếu tố bên trong và bên ngồi có ảnh hường tiêu cực tới việc đạt được mục tiêu của NH. Rủi ro đạt được đối với mục tiêu ở đây được xem xét trong mối quan hệ tương quan với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của NH.

Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng được thực hiện ở mọi cấp và trong từng chuỗi hoạt động nghiệp vụ. Theo tìm hiểu của tác giả, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng (khoảng 67%) nên hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng thường được tổ chức khá

chặt chẽ, gồm hai hệ thống: hệ thống chuyên trách về quản lý rủi ro và hệ thống quản lý tín dụng.

Ban điều hành NH sau khi nhận dạng các sự kiện tiềm tàng tác động đến hoạt động kinh doanh của NH thì tiến hành đánh giá và phân tích các nhân tố, mức độ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu của NH và các sự kiện tiềm tàng phải được đánh giá thường xuyên ở các cấp khác nhau để bổ sung những biện pháp ngăn ngừa một cách kịp thời.

Hệ thống đo lường rủi ro của NH được thiết kế xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tiếp thu các phương pháp và chuẩn mực quốc tế đồng thời đảm bảo tính phù hợp với bản chất và đặc điểm của từng loại rủi ro có khả năng phát sinh trong hoạt động của NH. Như rủi ro tín dụng thường áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để xem xét cấp tín dụng và quản lý rủi ro. Đánh giá rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thường sử dụng các chỉ số liên quan tới dòng tiền, khả năng huy động vốn…

Bên cạnh đó việc xác định sự liên hệ giữa các sự kiện rủi ro, sẽ giúp cho NH phát hiện sớm những loại rủi ro chưa được nhận dạng và khơng được chấp nhận, từ đó xây dựng các biện pháp kiểm sốt có hiệu quả đối với rủi ro không được chấp nhận và thực hiện sớm hơn các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

1.3.3.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được thiết kế và thực hiện để ngăn ngừa các rủi ro được phát hiện trong quá trình quản lý rủi ro của NH. Hoạt động kiểm soát của NH được chia thành hai cấp như sau:

Hoạt động kiểm sốt ở cấp độ tồn NH: là những hoạt động kiểm sốt có phạm vi tác động rộng khắp đến hoạt động kinh doanh của NH, thường được vận hành ở cấp cao, mang tính chất quan điểm hơn là các hoạt động kiểm soát ở cấp độ giao dịch cho từng quy trình nghiệp vụ và thiết lập cơ sở cho việc vận hành có hiệu quả của các hoạt động kiểm soát ở cấp độ giao dịch.

Hoạt động kiểm soát của NH như: Lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro ở mức độ hợp lý; xem xét việc phân loại các hoạt động kiểm soát; xem xét các hoạt động kiểm sốt thay thế cho việc phân cơng, phân nhiệm…tất cả những điều đó hỗ trợ cho NH đạt được mục tiêu đề ra.

Các hoạt động kiểm soát được thiết kế và thực hiện nhằm vào rủi ro mà ngân hàng đã nhận diện được thơng qua q trình đánh giá rủi ro.

1.3.3.4 Hệ thống thơng tin và truyền thông

Hệ thống thông tin quản trị về tín dụng được thiết lập trong NHTM gồm hai phân hệ chủ yếu: phân hệ báo cáo bằng văn bản và phân hệ quản trị bằng máy tính. Các NHTM sử dụng hệ thống này để ghi nhận và lưu trữ thông tin, phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Đồng thời, nó cũng được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hoạt động kiểm soát.

1.3.3.5 Hoạt động giám sát (Kiểm toán nội bộ)

Là một trong những nhân tố cơ bản trong hoạt động kiểm soát nội bộ, bộ phận giám sát (kiểm toán nội bộ) quan sát và đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm sốt nội bộ, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị những thông tin không thiên vị một cách độc lập và khách quan. Trong ngân hàng, do sự đa dạng và phức tạp của các hoạt động nên bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức theo các phịng chun trách, đảm nhiệm kiểm tốn nội bộ trong từng mảng nghiệp vụ của ngân hàng

Ngân hàng cần thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất rủi ro gây ra, Cần báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao Hội đồng quản trị (HĐQT) để hỗ trợ chủ động trong quản lý rủi ro. NH cần có chính sách,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng phân khúc khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh tỉnh bình định (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)