Tăng trưởng tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2018 – 2021

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng phân khúc khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh tỉnh bình định (Trang 56 - 67)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Định năm 2018 – 2021)

427.146 305.165 219.793 189.930 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2018 2019 2020 2021

Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2018 - 2021

Bảng 2.1.3.3: Chi tiết dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ giai đoạn năm 2018 – 2021

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Định năm 2018 – 2021) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nợ nhóm 1 412.432 285.963 210.020 180.740 Nợ nhóm 2 7.543 14.805 5.322 4.829 Nợ nhóm 3 3.241 1.870 1.096 94 Nợ nhóm 4 3.421 1.405 1.278 1.171 Nợ nhóm 5 509 1.122 2.077 3.096 Tổng nợ quá hạn 7.543 14.805 5.322 4.829 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 1,77% 4,85% 2,42% 2,54% Tổng nợ xấu 7.171 4.397 4.451 4.361 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,68% 1,44% 2,03% 2,30%

Bảng 2.1.3.4: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2018 – 2021

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Định năm 2018 – 2021)

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Ngắn hạn 328.055 226.398 172.642 156.851

Trung hạn 54.110 34.479 20.288 12.184

Dài hạn 44.980 44.288 26.864 20.896

Tổng dư nợ 427.145 305.165 219.794 189.931

Qua bảng trên, ta thấy dư nợ cho vay khách hàng phân theo nhóm nợ giảm liên tục từ 2018 đến 2021, các khoản nợ quá hạn tăng mạnh từ 2018 - 2019 (tăng 7.262 triệu đồng, tăng gần gấp đơi năm 2018) và sau đó lại giảm mạnh trong năm 2020 (giảm

9.483 triệu đồng); đây là một dấu hiệu tích cực làm nền tảng cho việc quản lý tình hình các khoản cấp tín dụng. Thêm vào đó, nợ xấu giảm nhẹ ở năm 2019 xuống còn 1,44% trên tổng dư nợ năm 2019. Đến năm 2020, nợ xấu của chi nhánh giảm nhẹ xuống còn 4.451 triệu đồng, nhưng do năm 2020, tổng dư nợ giảm mạnh so với năm 2019 (xấp xỉ 28%) dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn này lại tăng đến mức 2,03%. Tương tự như vậy, tình hình biến động nợ xấu này kéo dài đến hết năm 2021 (2,30%). Đạt được kết quả trên do Chi nhánh đã thực hiện rà soát, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định; chủ động áp dụng mọi biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ/xử lý tài sản: làm việc thường xuyên với khách hàng để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của Chi nhánh trong việc xử lý nợ, trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản vay tại Chi nhánh; phát mãi tài sản, thu hồi nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay, giám sát, kiểm tra trước và sau cho vay...), hạn chế tối đa cấp tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền phương và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Hình 2.1.3.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2018 – 2021

Từ kết quả thống kê cho thấy được, phân khúc KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định được xem là một “thị trường màu mỡ” đối với SCB Bình Định khi liên tục đem đến cho đơn vị mức dư nợ chiếm hơn 50% trên tổng dư nợ giai đoạn 2018 đến 2021. Trong năm 2021, tuy tổng dư nợ ở phân khúc hộ kinh doanh và cá nhân giảm xuống chỉ chiếm 47,22% nhưng vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị.

Với sự mở rộng cả về quy mơ và chất lượng cuộc sống trên tồn địa bàn tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện to lớn cho các hoạt động dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Từ đó nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh các ngành nghề dịch vụ của phân khúc KHCN cũng tăng cao theo thời gian. Bằng chứng là mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ của chi nhánh Bình Định tăng đáng kể từ năm 2018 đến 2019 (tăng 43.72 tỷ đồng, chiếm 18,14%). Các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, các ngành nghề kỹ thuật như sửa chữa ô tô, xe máy…cũng chiếm mức dư nợ tương đối. c/ Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2.1.3.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2018 – 2021

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Định năm 2018 – 2021) (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Xây dựng 5.475 1.862 727 329

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô mô tô xe máy và xe có động cơ khác

137.355 9.732 7.035 309

Vận tải kho bãi 3.170 3.281 1.637 714

Hoạt động dịch vụ khác 241.000 284.720 207.629 188.579

Hoạt động làm thuê các cơng việc trong các hộ gia đình sản xuất sản phẩm

vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình Cơng nghiệp chế biến chế tạo

34.205 265 - -

Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ

220 155 - -

Nghệ thuật vui chơi và giải trí

4.354 3.614 - -

Tổng dư nợ 427.144 305.164 219.795 189.931

Hình 2.1.3.4: Tỷ lệ phân bổ phân khúc KHCN theo ngành nghề kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định

Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Bình Định nhìn chung được đánh giá ở mức tăng trưởng ổn định, lợi nhuận sau thuế tăng đều từ 2018 – 2021. Hoạt động kinh doanh đem lại mức lợi nhuận cao từ việc huy động tiền gửi khách hàng, các chính sách ưu đãi cho khách hàng được đánh giá là triển khai mạnh mẽ đem đến mức thu nhập cao cho đơn vị. Hoạt động dịch vụ khách hàng tăng mạnh đem lại khoản lợi nhuận cao đạt mức hơn 3.000 triệu đồng ở năm 2020.

Từ kết quả thống kê cho thấy được, phân khúc KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định được xem là một “thị trường màu mỡ” đối với SCB Bình Định khi liên tục đem đến cho đơn vị mức dư nợ chiếm hơn 50% trên tổng dư nợ giai đoạn 2018 đến 2021. Trong năm 2021, tuy tổng dư nợ ở phân khúc hộ kinh doanh và cá nhân giảm xuống chỉ chiếm 47,22% nhưng vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị.

Với sự mở rộng cả về quy mô và chất lượng cuộc sống trên tồn địa bàn tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện to lớn cho các hoạt động dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Từ đó nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh các ngành nghề dịch vụ của phân khúc KHCN cũng tăng cao theo thời gian. Bằng chứng là mức dư nợ cho vay trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ của chi nhánh Bình Định tăng đáng kể từ năm 2018 đến 2019 (tăng 43.72 tỷ đồng, chiếm 18,14%). Các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, các ngành nghề kỹ thuật như sửa chữa ô tô, xe máy…cũng chiếm mức dư nợ tương đối.

Ngoài ra, chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đối với các KHCN tập trung ở lĩnh vực Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Cơng nghiệp chế biến chế tạo; Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; Nghệ thuật vui chơi và giải trí trong giai đoạn từ năm 2020 – 2021.

Qua bảng trên, ta thấy dư nợ cho vay khách hàng phân theo chất lượng cho vay giảm liên tục từ 2019 đến 2021, các khoản nợ chú ý tăng mạnh trong năm 2019 (tăng 7.211 triệu đồng) và sau đó giảm đáng kể trong năm 2020 (giảm 9.455 triệu đồng); đây là một dấu hiệu tích cực làm nền tảng cho việc quản lý tình hình các khoản cấp

tín dụng. Thêm vào đó, nợ xấu giảm nhẹ ở năm 2019 còn 4.45 triệu đồng và giảm nhẹ lại (giảm 0.022 triệu đồng) ở năm 2020. Đạt được kết quả trên do Chi nhánh đã thực hiện rà sốt, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định; chủ động áp dụng mọi biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ/xử lý tài sản: làm việc thường xuyên với khách hàng để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của Chi nhánh trong việc xử lý nợ, trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản vay tại Chi nhánh; phát mãi tài sản, thu hồi nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay, giám sát, kiểm tra trước và sau cho vay...), hạn chế tối đa cấp tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền phương và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Hình 2.1.3.5: Tăng trưởng dư nợ phân theo chương trình cho vay giai đoạn 2018 – 2021

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Đối với các chương trình tín dụng, chi nhánh chủ yếu tập trung phát triển mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh và khác với mức tăng

14,05 18,23 48,06 42,93 77,20 68,78 32,93 40,37 8,75 12,98 19,01 17,00 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tăng trưởng dư nợ phân theo chương trình cho vay giai đoạn 2018 - 2021

Dư nợ cho vay phục vụ tiêu dùng

Dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh và khác Cho vay nông nghiệp, nông thôn

trưởng tương đối ổn định. Năm 2020, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 105.637 triệu đồng (chiếm 48,06% trên tổng dư nợ, tăng 29,83% so với năm 2018 – 2019), đây là mức tăng mạnh nhất trong 04 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, SCB Bình Định đang dần mở rộng hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thơn với các chương trình ưu đãi về lãi suất, miễn phí trả nợ trước hạn khi thỏa điều kiện quy định. Năm 2021, dưới sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 đã làm giảm tỷ trọng dư nợ trên hầu hết các chương trình cho vay, riêng đối với chương trình cho vay SXKD vẫn duy trì mức tăng nhẹ ở mức 40,37% trên tổng dư nợ cho vay của năm 2021.

2.2. Giới thiệu hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Chi Nhánh Bình Định Nhánh Bình Định

2.2.1. Đối tượng được cấp tín dụng

Kể từ năm 2018, SCB nói chung và SCB Bình Định nói riêng tiếp tục cấp tín dụng đối với tất cả các Khách hàng Cá nhân có nhu cầu vay vốn đáp ứng mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ thỏa mãn các điều kiện theo rừng sản phẩm cụ thể. Đối tượng Khách hàng mục tiêu của SCB bao gồm: Khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, quan hệ xã hội, lịch sử bản thân lành mạnh, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác tốt với SCB về nơi cư ngụ nơi sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý hiệu quả của Đơn vị cho vay.

Bên cạnh các Khách hàng truyền thống tại các đô thị đang được khai thác hiệu quả, từ năm 2018 đến nay các Đơn vị tập trung phát triển đối tượng Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nong thôn để phù hợp với đặc thù địa phương của nhiều đơn vị. Đây là đối tượng Khách lỏng cịn nhiều tiềm năng phát triển xét về góc độ hiệu quả cao và rủi ro thấp.

2.2.2. Điều kiện để được cấp tín dụng

SCB Bình Định tn thủ đúng theo quy định chung của SCB về việc thẩm định tư cách khách hàng vay đối với các sản phẩm vay theo quy định chung của toàn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). (Xem phụ lục 5)

2.2.3. Thời hạn cấp tín dụng

Tùy theo từng sản phẩm vay, SCB Bình Định tuân thủ quy định về thời hạn vay đối với từng loại sản phẩm hay chương trình tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). (Xem phụ lục 6)

2.2.4. Mức cấp tín dụng

Mức cấp tín dụng hay cịn gọi là giới hạn tín dụng là vấn đề đặc biệt quan trọng để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Có nhiều mức giói hạn khác nhau về tín dụng như giới hạn tín dụng nói chung và các giối hạn nói riêng về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Căn cứ khoản 1 Điều 128 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ (25% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng). Nếu đúng theo quy định về dư nợ và số dư cấp tín dụng, thì giới hạn 15% tổng mức dư nợ cấp tín dụng này chỉ gồm ba nghiệp vụ dư nợ cho vay, cho thuê tài chính (được gọi là dư nợ) và mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Các “số dư” tín dụng khác khơng phải là “dư nợ”, nên phải nằm ngồi tổng mức giới hạn 15% kể trên.

Tuy nhiên, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng lại được quy định như sau:

“Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.

Như vậy, quy định trên đã dồn tất cả các “số dư” thành “dư nợ’ và do vậy, tổng giới hạn cấp tín dụng đã chính thức đã bị giảm từ 55% xuống còn 15% đối với mỗi khách hàng.

Tại SCB Bình Định, tùy vào mục đích vay mà khách hàng sẽ được cấp hạn mức tín dụng nhất đinh, cụ thể:

- Đối với Vay tiêu dùng có TSBĐ: tổng dư nợ cao nhất là 2 tỷ đồng, thời hạn vay cao nhất là trong vòng 10 năm; TSBĐ được chấp nhận là Bất động sản, Số dư tiền gửi, Giấy tờ có giá.

- Đối với Vay bổ sung vốn kinh doanh:

Vay ngắn hạn Vay trung và dài hạn

Tối đa 90% nhu cầu vốn Tối đa 90% nhu cầu vốn Cách xác định mức cho vay:

STT Cách xác định Số tiền vay tối đa

01 Mức cho vay = Doanh thu năm hiện tại

01 tỷ đồng/khách hàng (Xét theo hạng mức cho vay cấp cho KH) 02 Theo vòng quay vốn thực tế Không giới hạn

Trường hợp Khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 80% nhu cầu vốn, Khách hàng bổ sung TSBĐ tương ứng với phần vượt quả 80% nhu cầu vốn (không phải tài sản đang đảm bảo cho 80% nhu cầu vốn) là bất động sản và/hoặc các Số dư tiền gửi, Giấy tờ cỏ giả do SCB/TCTD khác phát hành thuộc sở hữu hợp pháp của chính Khách hàng.

2.2.5. Lãi suất cấp tín dụng

Căn cứ Điều 13 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn;

+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng phân khúc khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – chi nhánh tỉnh bình định (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)