Câu 3: Cấu trúc của thiết bị đo Kể tên một số cảm biến đo nhiệt độ Để đo nhiệt độ 2000 C

Một phần của tài liệu Cau hi ly thuyt diu khin qua trinh (Trang 44 - 45)

cảm biến đo nhiệt độ. Để đo nhiệt độ 2000 C nêu chọn loại cảm biến nào.

Cấu trúc:

Thành phần cơ bản trong 1 thiết bị đo: Cảm biến và bộ chuyển đổi đo chuẩn

Cảm biến: Thành phần cốt lõi của một thiết bị đo là cảm biến. Một cảm biến có chức năng chuyển đổi

một đại lượng vật lý – ví dụ như nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, nồng độ - sang một tín hiệu, thơng thường là tín hiệu điện hoặc khí nén. Một cảm biến có thể bao gồm một hoặc vài phần tử cảm biến, trong đó mỗi phần tử cảm biến lại là một chuyển đổi – từ một đại lượng này sang một đại lượn khác dễ xử lý hơn.

Bộ chuyển đổi đo chuẩn: Tín hiệu từ cảm biến thường rất nhỏ, chưa truyền được xa, chứa sai số do chịu

ảnh hưởng của nhiễu hoặc do độ nhạy kém của cảm biến, phi tuyến với đại lượng đo. Vì thế, sau phần tử cảm biến người ta cần các khâu khuếch đại chuyển đổi, lọc nhiễu, điều chỉnh phạm vi, bù sai lệch và tuyến tính hóa. Những chức năng đó được thực hiện trong một bộ đo chuẩn đóng vai trị là một khâu điều hịa tín hiệu, nhận tín hiệu đầu vào từ một cảm biến và cho đầu ra là một tín hiệu chuẩn để có thể truyền xa và thích hợp với đầu vào của bộ điều khiển.

Một số cảm biến đo nhiệt độ:

Các nhiệt kế giãn nở: Giãn nở một chất theo nhiệt độ làm thay đổi chiều dài, thể tích hoặc áp

suất, ví dụ nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế lưỡng kim.

Các nhiệt kế điện trở: Điện trở thay đổi theo nhiệt độ, sử dụng trong nhiệt điện trở kim loại hoặc

nhiệt điện trở bán dẫn

Cặp nhiệt: Điện thế thay theo nhiẹt độ tại điểm tiếp xúc giữa hai kim lọa khác nhau, ví dụ niken,

crom, niken và đồng.

Hỏa kế: Bước sóng nhiệt bức xạ thay đổi theo nhiệt độ, ví dụ hỏa kế bức xạ áp dụng cho đo nhiệt

độ cao (quá trình đốt cháy)

=> Để đo nhiệt độ lớn hơn 2000 độ C thì sử dụng hỏa kế.

Một phần của tài liệu Cau hi ly thuyt diu khin qua trinh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w