thiết bị đo. Giải thích và phân biệt các khái niệm về đặc tính của thiết bị đo: Độ chính xác, độ phân giải và tính trung thực
Thành phần cơ bản trong 1 thiết bị đo: Cảm biến và bộ chuyển đổi đo chuẩn
Cảm biến: Thành phần cốt lõi của một thiết bị đo là cảm biến. Một cảm biến có chức năng chuyển đổi
một đại lượng vật lý – ví dụ như nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, nồng độ - sang một tín hiệu, thơng thường là tín hiệu điện hoặc khí nén. Một cảm biến có thể bao gồm một hoặc vài phần tử cảm biến, trong đó mỗi phần tử cảm biến lại là một chuyển đổi – từ một đại lượng này sang một đại lượn khác dễ xử lý hơn.
Bộ chuyển đổi đo chuẩn: Tín hiệu từ cảm biến thường rất nhỏ, chưa truyền được xa, chứa sai số do chịu
ảnh hưởng của nhiễu hoặc do độ nhạy kém của cảm biến, phi tuyến với đại lượng đo. Vì thế, sau phần tử cảm biến người ta cần các khâu khuếch đại chuyển đổi, lọc nhiễu, điều chỉnh phạm vi, bù sai lệch và tuyến tính hóa. Những chức năng đó được thực hiện trong một bộ đo chuẩn đóng vai trị là một khâu điều hịa tín hiệu, nhận tín hiệu đầu vào từ một cảm biến và cho đầu ra là một tín hiệu chuẩn để có thể truyền xa và thích hợp với đầu vào của bộ điều khiển.
Độ chính xác: là mức độ phù hợp của đầu ra của một thiết bị so với giá trị thực cảu đại lượng đo xác
định bởi môt số tiêu chuẩn. Độ chính xác được đánh giá thơng qua thử nghiệm thiết bị đơ với một quy trình đặc biệt trong điều kiện quy chuẩn. Độ chính xác được biểu diễn dựa trên sai số âm và dương lớn nhất thông qua một trong các cách sau đây:
Độ chính xác tuyệt đối xác đinh theo đại lượng đo, ví dụ +1 độ C/ -2 độ C Độ chính xác tương đối theo phần trăm của dải đo
Độ chính xác tương đối theo phần trăm của tín hiệu ra
Độ phân giải: ĐPG của thiết bị đo được định nghĩa là một bước thay đổi lớn nhất được gọi là độ phân
giải cực đại. Để thuận tiên, độ phân giải thường được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm so với dải tín hiệu ra của thiết bị. Độ phân giải trung bình biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm của dải tín hiệu ra được tính theo cơng thức: Độ phân giải trung bình (%) = 100/N, trong đó N là tổng số bước thay đổi trong tồn phạm vi đo.
Tính trung thực: tính trung thực của một thiết bị đo là độ lệch lớn nhất của các giá trị quan sát được sau
nhiều lần lặp lại so với giá trị trung bình của một đại lượng đo. Tính trung thực cũng là một chỉ số cho sự tản mạn của các phép đo. Một thiết bị có tính trung thực cao khơng nhất thiêt sẽ chính xác, tuy nhiên một thiết bị có độ chính xác cao nhất thiết phải trung thực.