1.4 .Phân tích điểm hòa vốn
1.4.3.2 .Tỷ lệ hòa vốn
1.4.5. thị điểm hòa vốn
Mối quan hệ C –V –P được biểu diễn theo hai hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất bao gồm các đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận.
1.4.5.1. Đồ thị điểm hòa vốn
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ đường biểu diễn của hai phương trình: Phương trình doanh thu: y = gx
Phương trình chi phí: y = ax + b
Tại điểm mà hai đường biểu diễn này gặp nhau chính là điểm hịa vốn, phía bên trái của điểm hịa vốn là vùng lỗ, phí bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi.
Dưới đây là đồ thị điểm hòa vốn:
Đồ thị 1.7: Đồ thị C – V – P
Số tiền y
Đường doanh thu y = gx
Vùng lãi Điểm hòa vốn 𝑦ℎ Đường chi phí y = ax + b b Vùng lỗ x 0 𝑥ℎ Số lượng sản phẩm
Ngồi đồ thị trên ta có thể vẽ đồ thị điểm hòa vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng chi phí y = ax + b bằng hai đường:
Đường biến phí: y = ax
Đường định phí: y = b Ta có đồ thị chi tiết hơn như sau:
Đồ thị 1.8: Đồ thị C – V – P hoàn chỉnh:
Số tiền y
Đường doanh thu y = gx vùng lãi 𝑦ℎ Điểm hịa vốn Đường biến phí y = ax Vùng lỗ Đường định phí y = b 0 x 𝑥ℎ Số lượng sản phẩm
Đồ thị C – V – P hoàn chỉnh phản ánh rõ ràng từng phần một các khái niệm
của mối quan hệ C – V – P là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận đồng thời cũng phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này.
1.4.5.2. Đồ thị lợi nhuận
Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ C – V – P là đồ thị lợi nhuận.
Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ số lượng sản phẩm
tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó khơng phản ánh được mối quan hệ chi phí với số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Dưới đây là đồ thị lợi nhuận
Đồ thị 1.9. Đồ thị lợi nhuận
Số tiền y
Đường lợi nhuận y = (g –a)x - b Điểm hòa vốn
x
0 Số lượng sản phẩm tiêu thụ
1.4.5.3. Phương trình lợi nhuận
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C – V – P : -b
gx = b + ax + p
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện
Đặt: Pm : Mức lợi nhuận mong muốn
xm: Mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
gxm: Doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn
Từ đó, ta có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong
muốn là:
xm = b+Pm
g−a
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:
SDĐP được thể hiện bằng chi phí tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách
vận dụng công thức sau:
gxm = b+Pm
g−a * g = b+Pm
(g−a)/g