ĐVT: Đồng Tên sản phẩm Đậm đặc siêu hạng 9999 Hỗn hợp viên 117B Hỗn hợp viên GĐ - 24
Doanh thu tăng thêm 1.000.000 1.000.000 1.000.000
Tỷ lệ SDĐP (%) 26,21% 27,65% 22,97%
Lợi nhuận tăng thêm 262.100 276.500 229.700
(Nguồn: Phịng Kế tốn – tài vụ và tính tốn của tác giả)
Giống như SDĐP, việc sử dụng tỷ lệ SDĐP để dự kiến lợi nhuận khi có biến
động doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng con số tương đối chúng ta cũng dễ thấy được sự biến động về lợi nhuận của từng sản phẩm. Điều này rất có ý nghĩa đối với
Công ty trong việc chú trọng tăng SDĐP để bù đắp định phí và để thu nhiều lợi
nhuận hơn.Cụ thể, dựa vào bảng 2.20 ta thấy khi tăng một lượng doanh thu như nhau ở cả ba sản phẩm thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng thêm nhiều hơn và ngược lại. Cụ thể, khi doanh thu của các sản phẩm tăng 1 lượng như
nhau 1.000.000 đồng thì lợi nhuận của sản phẩm Hỗn hợp viên 117B – sản phẩm có
tỷ lệ SDĐP cao nhất tăng lên nhiều nhất là 276.500 đồng, ngược lại Hỗn hợp viên
GĐ – 24 tăng ít nhất là 229.700 đồng. Điều này cho thấy những sản phẩm nào có tỷ
lệ SDĐP lớnthì khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận của những sản phẩm này sẽ
biến động mạnh hơn. Do đó, nếu chỉ dựa vào tỷ lệ SDĐP để đưa ra quyết định chú trọng đầu tư vào sản phẩm nào thì quá mạo hiểm, vì vậy để thận trọng hơn trong việc ra quyết địnhcác nhà quản lý còn nên xem xét các yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng được, mức bão hòa của thị trường, cơ cấu chi phí của các sản phẩm… để biết được sản phẩm nào mới thực sự mang lại lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt phải xem xét đến một yếu tố quan trọng nữa đó là kết cấu chi phí để chắc chắn sản phẩm nào mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Cơng ty.
2.2.3.3. Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong việc phân tích C – V - P vì biết
phẩm đến lợi nhuận của Công ty. Ở đây kết cấu chi phí mà ta xét đến là tỷ trọng của
biến phí và định phí chiếm trong tổng chi phí kinh doanh, cụ thể như sau: