- Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp được sửa đổi theo thủ tục như
5. BẢO VỆ HIẾN PHÁP (GIÁM SÁT HIẾN PHÁP)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp, không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Trong trường hợp có văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp thì văn bản đó được coi là vi phạm Hiến pháp và phải bị bãi bỏ. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của Hiến pháp. Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp là một trong những dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ chế bảo vệ Hiến pháp (bảo hiến, giám sát Hiến pháp...) nhằm giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nước, văn bản và hoạt động của các tổ chức xã hội được trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bảo vệ những quyền hiến định của công dân khỏi những vi phạm của các cơ quan công quyền.
Để thực hiện hoạt động bảo vệ Hiến pháp, nhiều nước đã tổ chức các cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp với những tên gọi khác nhau như Toà án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến... Hiện nay, có rất nhiều nước trên thế giới có cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp. Đó là Ai Cập, Albania, Áo, Armenia, Azerbaijan, Ba Lan, Belarus, Bỉ, Bosna và Hercegovina, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Chile, Colombia, Congo, Croatia, Đức, Ecuador, Gruzia, Guatemala, Hàn Quốc, Hungary, Hy Lạp, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Macedonia, Madagascar, Mali, Moldova, Mông Cổ, Nam Phi, Nga, Pháp, Romania, Séc, Slovakia, Slovenia, Tajikistan, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Togo, Trung Phi, Turkmenistan, Uganda, Ukraina, Uzbekistan, Ý…
Tuy nhiên, có nhiều nước khơng tổ chức các cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp mà giao cho Toà án tối cao (Mỹ, Urugoay...) hoặc giao cho Quốc hội và một số cơ quan nhà nước khác (Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào...) thực hiện hoạt động bảo vệ Hiến pháp.
Đối tượng của hoạt động bảo vệ Hiến pháp rất đa dạng, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành mà có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc gia nhập, hành vi của những quan chức cao cấp của bộ máy nhà nước (Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ, Thẩm phán...), văn bản và hoạt động của các tổ chức xã hội được trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước...
Căn cứ vào thời điểm tiến hành, hoạt động bảo vệ Hiến pháp được phân thành hai loại: giám sát trước và giám sát sau.
- Giám sát trước là hoạt động giám sát tính hợp hiến của các dự án văn bản quy phạm pháp luật trước khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hội đồng bảo hiến của Cộng hịa Pháp là một mẫu hình của giám sát trước, theo đó các dự thảo luật, trước khi đưa ra Nghị viện xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua cần phải được Hội đồng bảo hiến xem xét tính hợp hiến của dự án luật đó.
- Giám sát sau là hoạt động giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp lý, hành vi của những quan chức cao cấp của bộ máy nhà nước, văn bản và hoạt động của các tổ chức xã hội được trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Giám sát sau là loại giám sát được tiến hành khi có sự đặt vấn đề về đạo luật trái Hiến pháp.
Ví dụ: Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khi Tòa án xét xử một vụ án nào đó, nếu có sự yêu cầu của đương sự, trước khi giải quyết Tòa án phải xem xét tính hợp hiến của đạo luật hoặc từng điều khoản của đạo luật cần phải áp dụng. Tịa án có thể đưa ra kết luận khơng áp dụng điều luật vào việc xét xử vụ án nêu trên nếu có cơ sở cho rằng đạo luật hoặc điều luật đó khơng hợp hiến. Trong trường hợp này, Tịa án không tuyên bố sự trái Hiến pháp của đạo luật hoặc điều luật, nhưng trong các trường hợp tương tự đạo luật hoặc điều luật đó sẽ khơng được áp dụng. Như vậy, đạo luật hoặc điều luật đó sẽ khơng có hiệu lực trên thực tế.
Căn cứ vào vị trí thực hiện, hoạt động bảo vệ Hiến pháp được chia thành giám sát bên trong và giám sát bên ngoài.
Giám sát bên trong là hoạt động giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó thực hiện. Ví dụ: Quốc hội Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào...
Giám sát bên ngoài là hoạt động giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành được thực hiện bởi cơ quan nhà nước khác. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ chế giám sát bên ngoài.
Hoạt động bảo vệ Hiến pháp thường gắn liền với hậu quả pháp lý như: chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản trái Hiến pháp, phế truất quan chức có hành vi trái Hiến pháp, phục hồi lại những quyền hiến định của công dân đã bị vi phạm...
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa vẫn chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp hồn chỉnh, chưa có cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp mà do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,... hiệu quả hoạt động bảo vệ Hiến pháp khơng cao... Chính vì vậy, ở các nước xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp nhằm bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ những quyền hiến định của công dân khỏi những vi phạm của các cơ quan cơng quyền, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để làm được điều đó, ở các nước xã hội chủ nghĩa cần sớm thành lập một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp và cơ quan này nên là Toà án Hiến pháp. Hoạt động bảo vệ Hiến pháp là một hoạt động nghiệp vụ pháp lý, địi hỏi có kinh nghiệm nghề nghiệp và có trình độ pháp lý cao, do đó sẽ hợp lý nếu giao cho Tồ án Hiến pháp thực hiện hoạt động này. Việc thành lập Toà án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp là hoàn toàn phù hợp với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Chương 4