MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 78 - 79)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

7. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM

VIỆT NAM

Lịch sử lập hiến Việt Nam thể hiện một số đặc trưng cơ bản sau đây: - Thứ nhất, tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc ln ln quyện chặt vào nhau trong các thiết chế, chế định của nền lập hiến phù hợp với tình hình, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng của từng giai đoạn.

- Thứ hai, nhiệm vụ xây dựng, kiến thiết nước nhà trên nền tảng dân chủ gắn liền với giữ nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và luôn được các bản Hiến pháp (năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013) thể hiện một cách đặc thù nhưng nhất quán theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến".

- Thứ ba, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân theo hướng ngày càng mở rộng trở thành chế định cơ bản lần lượt vươn tới, bao quát tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội theo đà phát triển ngày càng đi lên của xã hội.

- Thứ tư, thể hiện định hướng nhất quán trong việc xác định nguyên tắc "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", để từ đó ấn định một bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình của từng giai đoạn phát triển, nhưng luôn nhất quán với chủ trương rất đúng đắn đã được định hình ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên là "thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân".

- Thứ năm, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội qua các bản Hiến pháp với nội

dung quy định và các phương thức thể hiện khác nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử tương ứng khi xây dựng và ban hành mỗi bản Hiến pháp. Nếu như ở Hiến pháp năm 1959 vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (nay gọi là Đảng cộng sản Việt Nam) mới đề cập ở Lời nói đầu, thì các bản Hiến pháp sau đó (Hiến pháp năm 1980, năm 1992 và năm 2013) đều được quy định tại Điều 4 và đều khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Chương 5

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)