2.1. Cách mạng tư sản và Hiến pháp tư sản
Trong xã hội phong kiến nền thống trị của giai cấp bóc lột thường mang nặng tính bạo lực, cơng khai, trắng trợn. Trong xã hội tồn tại một bên là giai cấp thống trị mà tiêu biểu là hoàng đế chuyên chế với quyền hành không giới hạn, một bên là đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó có giai cấp tư sản mà các quyền làm người tối thiểu luôn bị chà đạp.
Là giai cấp đại diện cho phương thúc sản xuất mới, có địa vị độc lập về kinh tế, sớm trưởng thành về ý thức, giai cấp tư sản đã giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng nhằm tập hợp quần chúng nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế và thối nát. Trong cuộc vận động đấu tranh đó, đã hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến.
Tư tưởng lập hiến, còn được gọi là tư tưởng về Hiến pháp, được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ cách mạng tư sản. Trong thời kỳ cách mạng tư sản, bên cạnh việc giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng giai cấp tư sản đã đề ra khẩu hiệu lập hiến với mục đích tập hợp quần chúng nhân dân tích cực tham gia cuộc cách mạng đó, nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng một xã hội mới. Nội dung chủ yếu của khẩu hiệu lập hiến thể hiện ở việc yêu cầu xây dựng một bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp là cơ sở pháp lý cơ bản nhằm hạn chế quyền hành chun quyền, độc đốn của Hồng đế bằng cách lập ra bên cạnh Hoàng đế một cơ quan đại diện bao gồm các đại biểu do nhân dân trực tiếp bầu ra, cùng với Hoàng đế thực hiện quyền lực Nhà nước và bảo đảm các quyền và tự do của công dân.
Ngay từ lúc mới ra đời, tư tưởng lập hiến có hai nội dung chủ yếu: - Thứ nhất, yêu cầu về sự hiện diện của Hiến pháp và ảnh hưởng tích cực của Hiến pháp đối với đời sống chính trị của đất nước, và về vị trí trung tâm và quyết định của Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
- Thứ hai, bao gồm sự điều chỉnh của Hiến pháp đối với các quan hệ chính trị, đối với việc tổ chức Nhà nước và chế độ chính trị, sự ghi nhận trong Hiến pháp các quyền và tự do của con người, thừa nhận tính pháp lý trong mối liên hệ qua lại giữa công dân và Nhà nước. Cùng với khẩu hiệu "lập hiến, thuyết "phân chia quyền lực" trong giai đoạn này được phổ biến rộng rãi...
Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp tư sản ra đời và đã mở đầu cho sự phát triển của lịch sử lập hiến của các nước trên thế giới.
Sau khi giành được chính quyền, trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản lợi dụng ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng để tiếp tục lơi kéo tập hợp quần chúng nhân dân, che đậy bản chất bóc lột của mình. Hiến pháp là loại văn bản thích hợp mà giai cấp tư sản lợi dụng nhằm thể chế hóa quyền thống trị của giai cấp mình dưới hình thức các quy định Hiến pháp về tự do, dân chủ, bình đẳng chung chung.
Sự ra đời là tồn tại của Hiến pháp trong xã hội tư sản cịn có nguồn gốc sâu xa trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh nhu cầu kinh tế - xã hội của giai cấp tư sản. Hiến pháp tư sản quy định quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, xét theo những khía cạnh trên thực chất cũng vì lợi ích kinh tế - chính trị của giai cấp tư sản.
Như vậy, sự xuất hiện là tồn tại của Hiến pháp tư sản có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ xã hội của tư bản chủ nghĩa nhất là quan hệ chính trị, kinh tế.
2.2. Sự phát triển của Hiến pháp trong xã hội tư sản
Một trong những đặc trưng quan trọng của Hiến pháp nói chung là sự ra đời của Hiến pháp trong lịch sử một nước thường đánh dấu một giai đoạn phát triển đưa đến sự thay đổi so sánh lực lượng các giai cấp trong xã hội. Trong xã hội tư sản ở thời kỳ đầu sau cách mạng tư sản, Hiến pháp tư sản ra đời chủ yếu phản ánh so sánh lực lượng giai cấp giữa các phe phái thuộc nội bộ giai cấp tư sản hoặc giữa giai cấp tư sản chiến thắng với tầng lớp quý tộc đã bị lật đổ nhưng đang cịn lực lượng.
Về sau khi giai cấp cơng nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiến hành các cuộc đấu tranh chống nền thống trị tư sản, thì sự ra đời của một bản Hiến pháp trước hết phản ánh so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Hiến pháp tư sản dù ra đời bất cứ ở đâu và ở thời điểm nào, xét theo bản chất đều phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản. Các Hiến pháp tư sản ra đời trước cách mạng tháng Mười Nga có nội dung gồm các quy định chung, ngắn gọn, thiếu cụ thể, phạm vi điều chỉnh thường bó hẹp trong việc ấn định một cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước và một số quyền tự do công dân. Các Hiến pháp ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nội dung các quy định đã khá chi tiết, cụ thể bao gồm cả những vấn đề kinh tế và xã hội.
* Về cơ bản các Hiến pháp tư sản có các dấu hiệu chung sau:
- Đều tìm mọi cách che dấu bản chất giai cấp tư sản, thể hiện quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới khái niệm "chủ quyền nhân dân" một cách đẹp đẽ. Ví dụ như Hiến pháp Mỹ khẳng định "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân".
- Không quy định vai trị lãnh đạo của đảng phái chính trị nào cả. Tuyên bố sự tồn tại chế độ đa nguyên, đa đảng trong xã hội tư sản.
- Tất cả Hiến pháp tư sản đều là hình thức ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới hình thức những quy định chung khá hấp dẫn.
- Hai hình thức chính thể phổ biến thường được các Hiến pháp tư sản ấn định là quân chủ lập hiến và cộng hòa.
- Các Hiến pháp tư sản thường thể hiện với những biến dạng khác nhau của nguyên tắc "phân chia quyền lực " và ấn định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tương ứng bảo đảm quyền thống trị của giai cấp tư sản.
- Các Hiến pháp tư sản có đối tượng điều chỉnh hẹp, chủ yếu quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, rất ít có những quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy vậy, những bản Hiến pháp tư sản ban hành sau cách mạng tháng Mười thường có ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của công dân mà chủ yếu và trước hết là các quyền tự do, dân chủ dành cho giai cấp tư sản.