KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUỐC TỊCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 159 - 160)

- Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầ uý dân: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức

2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUỐC TỊCH

của một nhà nước thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật của nhà nước đó quy định, đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lý về mọi mặt của nhà nước.

2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUỐC TỊCH QUỐC TỊCH

2.1. Nguyên tắc xác định quốc tịch gốc (quốc tịch nguyên thủy)

Thông thường các nước căn cứ vào hai tiêu chí lớn để xác định quốc tịch gốc của một cá nhân: huyết thống và nơi sinh.

- Về tiêu chí huyết thống: Nếu cả cha và mẹ đều có cùng một quốc tịch thì con sinh ra đương nhiên mang quốc tịch của cha mẹ không phụ thuộc vào việc đứa con sinh ra ở đâu, khơng phụ thuộc vào ý chí của hai cha mẹ; nếu cha và mẹ đứa trẻ khơng có cùng quốc tịch thì đứa trẻ mang quốc tịch của cha hay của mẹ do sự thỏa thuận của hai cha mẹ; nếu chỉ cha hoặc mẹ có quốc tịch của một nhà nước còn người kia là người khơng có quốc tịch thì quốc tịch của đứa trẻ sẽ theo quốc tịch của cha hoặc mẹ có quốc tịch. Trong các trường hợp nêu trên quốc tịch của đứa trẻ là quốc tịch tự nhiên, không cần quyết định nào của nhà nước cả.

- Về tiêu chí nơi sinh: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nhà nước

nào thì mang quốc tịch của nhà nước đó, khơng phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ chúng. Quốc tịch của đứa trẻ là quốc tịch tự nhiên, khơng cần có quyết định nào của cơ quan nhà nước cả.

2.2. Vấn đề thay đổi quốc tịch

- Về vấn đề mất quốc tịch. Đa số các nước phân biệt khá rõ ràng, cụ thể trường hợp mất quốc tịch do xin phép (xin thôi quốc tịch) hoặc do tác động của pháp luật thực định (bị tước quốc tịch). Nhiều nước quy định cụ thể những trường hợp không cho phép thôi quốc tịch. Các nước đều quy định việc tước quốc tịch chỉ áp dụng đối với hai đối tượng: Những người có quốc tịch gốc nhưng ở nước ngồi, có hành vi nghiêm trọng về chính trị hoặc có thái độ chính trị xấu đối với nhà nước mà họ

mang quốc tịch; những người đã nhập quốc tịch nhưng có hành vi gian lận trong việc xin nhập quốc tịch hoặc vi phạm những quy định của pháp luật nước mà họ đã được nhập quốc tịch.

- Về vấn đề nhập quốc tịch: Hầu hết các nước quy định một người muốn nhập quốc tịch của một nước phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của

nước đó;

+ Thứ hai, phải đạt đến một độ tuổi nhất định;

+ Thứ ba, phải có một thời gian cư trú nhất định tại nước đó; + Thứ tư, phải biết ngơn ngữ và có khả năng hịa nhập vào cộng đồng văn hóa của nước đó;

+ Thứ năm, phải đáp ứng về yêu cầu về sức khỏe;

+ Thứ sáu, phải đáp ứng các yêu cầu về tư cách đạo đức theo quy định của nước đó.

Ngồi ra, một số nước cịn có các quy định về các điều kiện ưu đãi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)