Xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 107 - 109)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

4. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

4.2. Xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc

Tính tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam liên quan mật thiết với tính dân tộc. Tính dân tộc là đặc trưng cơ bản của mỗi nền văn hố. Nói đến dân tộc trước hết là nói tới văn hóa, văn hóa gắn với dân tộc và là diện mạo của dân tộc. Biểu hiện tập trung của diện mạo dân tộc chính là bản sắc văn hóa dân tộc nên lẽ tự nhiên văn hóa mang bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hố dân tộc có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hố dân tộc đó. Bản sắc dân tộc Việt Nam mặc dù là cái đã định hình và mang tính bền vững nhưng không phải cái bất biến mà qua thời gian thử thách với những biến cố lịch sử, nó có thể bị biến đổi, có thể mờ nhạt đi hoặc sâu sắc hơn. Vì vậy, cùng với quá trình lịch sử việc giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc là điều cấp thiết, ảnh hưởng đến sự suy vong của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam thể hiện ở chỗ nền văn hố đó ln lấy sứ mệnh lịch sử của dân tộc, vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội làm sứ mệnh lịch sử của mình.

Bản sắc dân tộc Việt Nam là lòng nồng nàn yêu nước, ý chí tự cường dân tộc tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử… Biểu hiện bản sắc dân tộc qua những hình thức độc đáo như tâm lý, tiếng nói dân tộc, phong tục tập qn, hình thức nghệ thuật truyền thống, các cơng trình kiến trúc văn hố lịch sử…

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là một hiện tượng gắn liền với tiến trình xã hội nên bao quát không chỉ về chỉ quá khứ, hiện tại mà cịn hướng về tương lai. Văn hóa trong hiện tại và hướng về tương lai không phải tự nhiên mà có mà ln gắn liền với quá khứ, đã được sàng lọc

trong quá trình lao động sáng tạo. Việc bảo quản lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Có nghĩa là nền văn hóa mang tính dân tộc ngồi những giá trị truyền thống đã có cịn được thể hiện ở ý thức tơn trọng, giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hóa mà mục đích sâu xa là phục vụ lợi ích cho dân tộc.

Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương bảo tồn, phát triển các di sản văn hố dân tộc chăm lo cơng tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích lịch sử cách mạng, các di sản văn hoá, các cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng các cơng trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.

Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là tài sản quý giá biểu hiện rõ nhất đặc trưng củ nền văn hoá Việt Nam. Nhà nước ta giữ gìn, bảo tồn các di sản, đồng thời khai thác giá trị của các di sản đó khơng chỉ trên các hoạt động như du lịch, mà khai thác giá trị giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đó là những “cuốn sử sống” để giới thiệu với bạn bè năm châu về một nền văn hóa rực rỡ cùng với truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc. Bên cạnh những di sản văn hóa vật chất, chúng ta cịn có các giá trị văn hóa truyền thống biểu hiện qua các hình thức như phong tục tập quán, lối sống, truyền thống đạo đức,… là di sản văn hóa phi vật thể vơ cùng q giá được lưu giữ từ ngàn đời nay mà khơng gì có thể thay thế được. Đó là truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tương thần tương ái “lá lành đùm lá rách”, lối sống trọng nghĩa tình, hay những làn điệu dân ca ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam,… đến những cái nhỏ nhặt thân quen nhất như một món ăn, một thói quen trong nếp sống hàng ngày… Tất cả đã tạo nên nền văn hóa với bề dày lịch sử mà khơng ai có thể phủ nhận. Vì vậy, bên cạnh phát triển văn hóa đồng thời nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tư tưởng phản động, các hoạt động làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và phá hoại thuần phong mỹ tục, nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam. Phát triển nền văn hóa tiên tiến đi đơi với bảo tồn, bảo vệ các giá trị văn hóa tuyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là biểu hiện của tính dân tộc trong chính sách văn hóa của Việt Nam.

Tính dân tộc của nền văn hóa Việt Nam cịn thể hiện ở sự kết tinh văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng. Nhà nước và xã hội kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hoá các dân tộc, bảo đảm cho sự phát

triển và gìn giữ bản sắc mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa

dạng của của cộng đồng các dân tộc sính sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đất nước ta quy tụ 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một lối sống đặc trưng của mình, trong quá trình lịch sử đã sáng tạo nên các giá trị văn hóa, vốn di sản ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành tài sản vô giá mà trong q trình xây dựng một nền văn hóa thống nhất chúng ta đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bảo đảm tính đa dạng phong phú, sinh động của nền văn hóa Việt Nam.

Mỗi dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đều sang tạo nên những giá trị văn hóa q báu của phản ánh lịch sử, tính cách riêng của từng dân tộc. Trải qua quá trình lịch sử dài lâu, tất cả các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam đã giữ gìn, bồi đắp và phát huy sắc thái riêng, các sắc thái ấy bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đồng thời tạo cơ sở thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. Vì vậy, chúng ta thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết và tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi diều kiện cho các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tơn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngơn ngữ, tập qn tín ngưỡng của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)