Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 142 - 143)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

2.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm

Hiến pháp năm 1959 đã giành trọn vẹn chương III để quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với tên gọi là "Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Trong chương này chưa có quy định cụ thể về quyền con người.

So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã mở rộng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định nhiều hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, đồng thời có quy định bảo đảm việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân trên thực tế. Hiến pháp năm 1959 đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là quyền bầu cử, bình đẳng trước pháp luật, làm việc, được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động... Cơng dân Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội; nghĩa vụ đóng thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều 25 Hiến pháp năm 1959 quy định Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để cơng dân có thể thực hiện các quyền của mình.

2.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân theo Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1980 đã giành trọn vẹn chương V để quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với tên gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân”. Trong chương này chưa có quy định cụ thể về quyền con người.

Các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân rất đa dạng và phong phú. Cùng với sự kế thừa và phát triển các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 còn quy định mới một loạt các

quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân như: quyền có việc làm; quyền học tập không phải trả tiền; quyền có nhà ở; quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền; quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật; nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội... Tuy vậy, nhiều quyền cơ bản của công dân khơng có tính khả thi, khơng thể thực hiện được trên thực tế như quyền có việc làm, quyền có nhà ở...

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)