KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 79 - 80)

- Hiến pháp đã quy định rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền

1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lực Nhà nước, là hệ thống cầm quyền của một quốc gia. Nó bao gồm nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống cầm quyền, mà trọng tâm là Nhà nước.

Chế độ chính trị được hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Chế độ chính trị được biểu hiện rõ nét nhất trong mơ hình tổ chức của Nhà nước, trong Hiến pháp của mỗi nước, quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, với các đảng chính trị, cũng như với các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp, các tổ chức xã hội, giữa các dân tộc trong mỗi nước. Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là Nhà nước; chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hiểu rõ nét nhất trong mơ hình tổ chức Nhà nước.

Với bình diện là một chế định của luật Hiến pháp Việt Nam, chế độ chính trị là một chế định cơ bản của luật Hiến pháp Việt Nam vì nó là nền tảng của các chế định khác của luật Hiến pháp Việt Nam. Với bình diện đó, chế định "Chế độ chính trị" quy định những vấn đề sau: bản chất của Nhà nước; mục đích của chế độ chính trị; các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước; tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị; chính sách đồn kết tồn dân và đường lối dân tộc. Chế định về chế độ chính trị đã thể hiện một cách đầy đủ và tồn diện các qui định và các ngun tắc chính trị cơ bản, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập, củng cố và bảo vệ chế độ chính trị tốt đẹp của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các qui định của chế độ chính trị là cơ sở, nguyên tắc, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)