Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và bao bì sài gòn trapaco (Trang 26)

a) Chứng từ sử dụng

1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.3.1 Nguyên tắc hạch toán:

 Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do các nguyên nhân: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng, hàng bị lạc hậu. v.v..

 Chiết khấu thương mại là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thỏa thuận được ghi trên các chứng từ bán hàng.

 Hàng bán bị trả lại là số doanh thu của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại, từ chối không mua nữa do các nguyên nhân như không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại,….

 Thuế TTĐB, thuế XK: là các khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng, các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phải

chịu. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó.

+ Thuế TTĐB:

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ những hàng hóa đặc biệt thuộc danh mục vật tư, hàng hóa chịu thuế TTĐB.

Thuế TTĐB

phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x

Thuế suất thuế TTĐB (%)

* Cách xác định Giá tính thuế TTĐB: - Đối với hàng hóa dịch vụ trong nước:

Giá chưa có thuế GTGT Giá chưa có thuế TTĐB 

1+ thuế suất thuế TTĐB - Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế TTĐB = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế XK:

Là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa mà hàng hóa đó phải chịu thuế xuất khẩu.

Thuế XNK

phải nộp = Giá tính thuế XNK x

Thuế suất thuế XNK (%)

1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng:

a) Chứng từ sử dụng:

 Hóa đơn bán hàng  Phiếu chi

 Hóa đơn, biên bản hoặc văn bản trả lại của người mua  Phiếu nhập kho hàng bị trả lại.

 Công văn đề nghị giảm giá hoặc chứng từ giảm giá có sự đồng ý của cả người mua và người bán.

b) Tài khoản sử dụng:

Tài khoản được dùng để theo dõi toàn bộ khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận về lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

Bên Nợ: khoản chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ.

Bên Có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào tài khoản 511, 512. Tài khoản 521 khơng có số dư cuối kỳ.

Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521

Chỉ được hạch toán những khoản chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

- Nếu người mua hàng nhiều lần mới đủ lượng hàng được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi vào giảm trừ giá bán ghi trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hay số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn thì doanh nghiệp phải chi tiền chiết khấu cho người mua.

- Nếu người mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thì giá bán trên hóa đơn là giá đã trừ khoản chiết khấu thì khoản chiết khấu đó khơng hạch tốn vào tài khoản 521, doanh thu bán hàng ghi theo giá đã trừ khoản chiết khấu thương mại.

Tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại”

Tài khoản dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.

Bên Nợ: tập hợp các khoản doanh thu của số hàng tiêu thụ bị trả lại.

Bên Có: kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại sang tài khoản 511 Tài khoản 531 cuối kỳ khơng có số dư.

Ngun tắc hạch tốn tài khoản 531

- Chỉ phản ánh vào doanh thu của số hàng đã xác định tiêu thụ nhưng bị trả lại trong kỳ.

Theo phương pháp thuế khấu trừ thì doanh thu là giá bán chưa thuế, nếu là phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng khơng chịu thuế thì doanh thu là tổng giá thanh toán hàng bị trả lại.

Tài khoản 532 “ Giảm giá hàng bán”

Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do các nguyên nhân thuộc về người bán.

Bên Nợ: tập hợp các khoản giảm giá hàng bán trong kỳ.

Bên Có: kết chuyển tồn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 Tài khoản 532 cuối kỳ khơng có số dư.

Nguyên tắc hạch toán TK 532

Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 số tiền giảm giá cho khách hàng được ghi trên các hóa đơn, chứng từ bán hàng. Trường hợp, giá bán ghi trên hóa đơn theo giá đã giảm trừ thì khoản giảm giá không được phản ánh vào tài khoản 532.

Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”

Tài khoản phản ánh tình hình thanh tốn với nhà nước về thuế và các khoản có nghĩa vụ khác. Tài khoản này có các TK cấp 2 sau:

- TK3332 : Thuế TTĐB - TK3331: Thuế XNK.

- TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện : Phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp nhận trước cho nhiều kỳ, nhiều năm như lãi vay vốn, khoản lãi bán hàng trả góp.

Bên cạnh đó, kế tốn cịn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 111, 112, 131, 331,…..

Sơ đồ 1.2. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

TK 111,112,131 TK 521,531,532 TK 511, 512 Phát sinh các khoản giảm trừ TK 333(1) Thuế GTGT đầu ra

Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán cuối kỳ

1.4 Kế tốn các khoản chi phí phát sinh trong q trình bán hàng: 1.4.1Kế tốn giá vốn hàng bán:

1.4.1.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán:

Giá vốn hàng bán ở doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định giá vốn của hàng bán:

* Trường hợp doanh nghiệp hạch tốn hàng hóa tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp mới tính được giá trị gốc hàng hóa xuất kho trong kỳ

Căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế cuối kỳ Trị giá gốc hàng hóa xuất kho trong kỳ = Trị giá gốc hàng hóa tồn kho trong kỳ + Trị giá gốc hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá gốc hàng tồn kho cuối kỳ

* Trường hợp doanh nghiêp hạch tốn hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: có 4 phương pháp tính.

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, hàng hố xuất kho thuộc lơ hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lơ hàng đó để tính giá trị xuất kho.

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Như vậy giá vốn thực tế của hàng hóa, thành phẩm tồn kho cuối kỳ được tính theo giá thành thực tế của hàng hóa, thành phẩm thuộc các lần nhập sau cùng.

- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, thành phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, thành phẩm nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá trị xuất kho. Như vậy giá vốn thực tế của thành phẩm tồn kho được tính theo giá thành thực tế của thành phẩm thuộc các lần nhập đầu tiên.

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình qn có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lơ hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

+ Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng):

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình qn:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

+ Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm):

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình qn được tính theo cơng thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

Theo phương pháp này trị giá vốn của thành phẩm xuất kho để bán được căn cứ vào số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền (giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân).

Giá thành của thành

phẩm xuất kho =

Số lượng thành phẩm

xuất kho x

Giá thành thực tế xuất kho đơn vị bình quân

+ Đối với doanh nghiệp thương mại:

- Trị giá vốn của hàng bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán.

- Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán được xác định theo một trong 4 phương pháp tính giá tương tự như trên.

- Chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán: Do chi phí mua hàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hoá, liên quan cả đến khối lượng hàng hoá trong kỳ và hàng hóa đầu kỳ, cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ theo tiêu thức phù hợp ( theo doanh thu , trị giá mua, theo số lượng, trọng lượng…). Công thức phân bổ như sau:

Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ = [(Chi phí mua hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Chi phí mua hàng của hàng hóa phát sinh trong kỳ)/ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng hóa tồn cuối kỳ và hàng hóa tiêu thụ trong kỳ] x Tiêu chuẩn phân bổ của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.

Trong đó:

Hàng hóa tồn cuối kỳ bao gồm: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi đường và hàng hóa gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi.

1.4.1.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng:

a) Chứng từ sử dụng:

Hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng Các chứng từ khác có liên quan

b) Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 155 “Thành phẩm”

Tài khoản 155 “Thành phẩm” dùng để theo dõi trị giá vốn của thành phẩm tồn kho.

Bên Nợ:

 Trị giá thành phẩm nhập kho

 Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê

 Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

 Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;  Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;

 Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 156 “ Hàng hóa”

Tài khoản dùng để phản ánh giá thực tế hàng hóa tại kho, tại quầy hàng. Kết cấu tài khoản 156:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế của hàng hóa tại kho, tại quầy hàng.

Bên Có: Các nghiệp vụ giảm giá trị thực tế của hàng hóa tại kho, quầy.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho, tồn quầy. Tài khoản 156 có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa”

Tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa” Tài khoản 1567 “Hàng hố bất động sản”

Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”

Đây là tài khoản dùng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành giao cho khách nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

Kết cấu tài khoản 157:

Bên Nợ:

 Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán kỳ  Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán trong kỳ

- Giá vốn hàng đã bán - Hồn nhập khỏan dự phịng - Lập dự phịng giảm giá hàng - Giá vốn thành phẩm, hàng

tồn kho hóa trả lại nhập kho

- Cuối kỳ kết chuyển vào TK 911 để xác định KQKD Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh TK 155,156 TK 157 TK 632 TK 156,157 Xuất hàng gửi bán Ghi nhận giá vốn Hàng bán bị trả lại

 Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán đã xác định tiêu thụ, kết chuyển vào Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”

Dư Nợ: Giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán cuối kỳ Tài Khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”

Tài khoản này được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã xác định tiêu thụ trong kỳ.

Kết cấu tài khoản:

TK 632- Giá vốn hàng bán

Tài khoản 632 khơng có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.3. Hạch tốn giá vốn hàng bán

1.4.2 Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

1.4.2.1. Khái niệm và ngun tắc hạch tốn:

Chi phí bán hàng là tồn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí bảo quản, đóng gói, vận

chuyển, Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo, Chi phí hoa hồng đại lý, Chi phí bảo hành sản phẩm,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chung liên quan đến tồn bộ hoạt động quản lý và điều hành của doanh nghiệp như : Tiền lương của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận QLDN, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác,…

Nguyên tắc kế toán:

+ Hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định.

+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Việc phân bổ và kết chuyển chi phí này tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh.

- Đối với doanh nghiệp trong kỳ khơng có sản phẩm, hàng hố tiêu thụ thì tồn bộ chi phí bán hàng được kết chuyển sang theo dõi ở "chi phí trả trước".

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong kỳ có sản phẩm tiêu thụ ít hoặc đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hố có dự trữ và ln chuyển hàng hố lớn (tốn nhiều, xuất bán nhiều) thì cuối kỳ cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho cuối kỳ, tức là chuyển một phần chi phí bán hàng thành "chi phí trả trước" và phần chi phí bán hàng còn lại phân bổ cho hàng đã được bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. + Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và bao bì sài gòn trapaco (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)