Đánh giá về dân sinh, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (Coleoptera) TẠI KV ĐỀ XUẤT KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƢỚC TRONG. LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 45 - 47)

Khu vực thành lập khu DTTN nằm trọn trong địa giới hành chính xã Kim Thủy và khơng có dân sinh sống trong phạm vi khu rừng. Xã Lâm Thủy có một phần ranh giới xã giáp với ranh giới khu rừng đặc dụng. Vì vậy vùng đệm của khu DTTN được xác định là diện tích nằm ngồi ranh giới đề xuất khu rừng đặc dụng Động Châu - Khe Nước Trong thuộc 02 xã Kim Thủy và Lâm Thủy. Do chưa có số liệu thống kê cụ thể về dân sinh, kinh tế, xã hội năm 2018 nên đề tài phân tích số liệu điều tra, thu thập của năm 2017.

3.2.1. Đặc điểm dân số và dân tộc

3.2.1.1. Dân số và lao động

Hai xã vùng đệm thuộc khu vực miền núi rẻo cao, giáp biên giới nên có mật độ dân số rất thưa. Theo số liệu năm 2017 do Cục Thống kê Quảng Bình

cung cấp, mật độ dân số trung bình của xã Kim Thủy là 7,6 người/km2

và xã Lâm Thủy chỉ có 6,18 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số cơ học của xã Kim Thủy là 0,9% thấp hơn nhiều so với xã Lâm Thủy 3,6%.

3.2.1.2. Thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc tại 02 xã chỉ gồm người Kinh và Vân Kiều, trong đó chủ yếu là người Vân Kiều chiếm tới 73,6% tổng số hộ với 78,9% dân số của hai xã, người Kinh chiếm 26,4% số hộ và 21,1% dân số. Trong đó, xã Lâm thủy có tới 94,1% là người Vân Kiều, xã Kim Thủy chiếm 72,6% là người Vân Kiều.

3.2.2. Đặc điểm kinh tế

Kim Thủy và Lâm Thủy là 2 xã miền núi giáp biên giới Viêt-Lào nên có diện tích thuộc loại lớn của Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 2 xã là 71.524 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 94,5%. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2,6%), do vậy cùng với sản xuất nơng nghiệp thì sản suất lâm nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính. Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ; sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp rất ít chỉ chiếm 0,97%, còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

3.2.3. Đặc điểm ã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3.1 iáo dục

Điều kiện cơ sở hạ tầng cho giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Hầu hết các cụm thơn, bản đều có điểm trường mầm non. Hiện tại, địa phương có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên hầu hết trẻ em ở độ tuổi 5 - 6 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ mù chữ thấp, chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.

3.2.3.2. Y tế

Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã được xây dựng kiên cố. Mỗi trạm được thiết kế với 10 phịng khép kín, được đầu tư trang

thiết bị khám chữa bệnh tương đối đầy đủ. Trạm Kim Thủy đạt chuẩn quốc gia. Lực lượng cán bộ y tế mỗi trạm gồm 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 03 y tá và điều dưỡng. Ngoài ra, các thơn bản đều có y tá thơn bản.

Tuy nhiên đối với chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do trình độ nghiệp vụ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng khám chữa bệnh trong vùng.

3.2.3.3. Giao thông

Trong những năm qua, các tuyến đường chính đã được làm mới và nâng cấp, đặc biệt là tuyến đường mịn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Kim Thủy, xã Lâm Thủy và đường tỉnh lộ 16 (nay là đường quốc lộ 9C) chạy dọc

xã Kim Thủy được hồn thành nên việc giao dịch bn bán, giao lưu với bên ngoài được mở rộng và phát triển, diện mạo các xã cũng thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.

3.2.3.4. Điện, nư c sinh hoạt

Xã Kim Thủy và xã Lâm Thủy đã cơ bản có điện lưới về tận các bản. Các thơn bản đều đã có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt. Điều kiện sinh hoạt, trang thiết bị trong các hộ gia đình đang từng bước được cải thiện. Tất cả các hộ tại các bản có điện lưới cơ bản đã có ti vi, một số hộ đã có tủ lạnh...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (Coleoptera) TẠI KV ĐỀ XUẤT KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƢỚC TRONG. LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)