Đặc điểm cơ bản của các tuyến và điểm điều tra

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (Coleoptera) TẠI KV ĐỀ XUẤT KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƢỚC TRONG. LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31)

TT Tuyến/ Điểm điều tra

Đặc điểm cơ bản/Sinh cảnh Thực bì Độ cao

(m)

I Tuyến 1

Từ Cầu Khỉ - Khe Nước Trong dài 2,5 km, đường mòn ven khe suối, độ cao so với mực nước biển trung bình 183 m, hướng phơi: Tây, Tây Bắc, Bắc; thực bì: mua, cỏ lào, quỳ kim châm, chuối rừng, cỏ roi ngựa, lá dong, ráy, râu hùm... đi qua các dạng sinh cảnh có rừng tự nhiên và sinh cảnh ven khe suối

I.1 Điểm

01 Sinh cảnh ven khe suối.

Chuối rừng, râu hùm, lá dong,

ráy...

161

I.2 Điểm

02 Sinh cảnh cây gỗ (đổ) Chuối rừng, đùng đình, mua... 161 I.3 Điểm

03 Sinh cảnh ven khe suối Chuối rừng, lá han, mua.... 184

I.4 Điểm

04 Sinh cảnh ven khe suối

Lá dong, lá han, chuối rừng,

dương xỉ...

222

I.5 Điểm

05 Sinh cảnh núi đất (rừng tự nhiên) Dương xỉ, đùng đình, cúc áo... 214

II Tuyến 2

Từ Trạm bảo vệ rừng số 3 (Cầu Khỉ) - Đầu Tiểu khu 534 (hướng lên Trạm bảo vệ rừng số 5 - Bãi Đạn) dài 4,7 km, đường mịn, đường giao thơng, đường dơng theo địa hình, độ cao so với mực nước biển trung bình 375 m, hướng phơi: Tây, Tây Bắc, Bắc; thực bì: mua, cỏ chít, chè vè... đi qua các dạng sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, sinh cảnh rừng tre nứa, sinh cảnh rừng phục hồi trên núi đất.

II.1 Điểm

01 Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, rừng tre nứa

Cỏ tranh, quỳ kim

châm, mâm xôi... 201 II.2 Điểm

02 Sinh cảnh núi đất (rừng phục hồi) Cỏ tranh, mâm xôi, mua... 260 II.3 Điểm Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, sinh cảnh rừng tre nứa Mua, cỏ chít, 284

03 dương xỉ... II.4 Điểm

04 Sinh cảnh cây gỗ (đứng) Mua, lá nón, đùng đình... 421 II.5 Điểm

05 Sinh cảnh núi đất (rừng phục hồi) Thực bì: cỏ tranh, cỏ chít, mua... 345 II.6 Điểm

06 Sinh cảnh núi đất (rừng phục hồi)

Cúc áo, lá dong,

mây... 401

II.7 Điểm

07 Sinh cảnh núi đất (rừng tự nhiên)

Lá dong, riềng rừng, mây, lá

nón...

427

II.8 Điểm

08 Sinh cảnh núi đá vôi (rừng hỗn giao) Cỏ tranh, cỏ chít, lá dong.... 460

III Tuyến 03

Từ chân đồi khoảnh 65 giáp với khoảnh 79, tiểu khu 520 đến khoảnh 46, tiểu khu 529 dài 4,7 km, đường mịn theo đường dơng địa hình, độ cao so với mực nước biển trung bình 556,5 m, hướng phơi: Bắc, Đơng Bắc; thực bì: Guột, dương xỉ, cỏ chít, chuối rừng, lá dong... đi qua các dạng sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh rừng hỗn giao trên núi đá vôi. III.1 Điểm

01 Sinh cảnh núi đất (rừng phục hồi) Cúc áo, mây, mâm xôi... 324 III.2 Điểm

02 Sinh cảnh núi đất (rừng tự nhiên) Dong, riềng rừng, lá nón... 477 III.3 Điểm

03 Sinh cảnh cây gỗ (đứng)

Lá nón, mây,

dương xỉ... 718 III.4 Điểm

04 Sinh cảnh núi đá vơi (rừng hỗn giao) Cỏ tranh, cỏ chít, guột.... 732 III.5 Điểm

05 Sinh cảnh núi đá vơi (rừng hỗn giao) Cỏ tranh, cỏ chít, dương xỉ.... 585 III.6 Điểm

06 Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi, rừng tre nứa

Cỏ chít, mâm xôi,

mua,... 414

III.7 Điểm

07 Sinh cảnh cây gỗ (đổ) Cúc áo, lá nón, mua... 225 III.8 Điểm

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí hệ thống tuyến và điểm điều tra

2.4.3.2. Phương pháp thu thập mẫu cánh cứng

Các loại cơn trùng có các hoạt động kiếm ăn ở các mơi trường khác nhau. Một số lồi hoạt động dưới đất như Bọ hung, Hành trùng... một số hoạt động kiếm ăn trên cây như Bọ rùa, Xén tóc... Vì vậy, trong q trình thu thập mẫu tôi tiến hành các phương pháp thu thập như sau:

+ Điều tra cây đứng:

Sau khi xác định được số lượng và vị trí điểm điều tra, cần thực hiện công việc lập hồ sơ và kế hoạch điều tra. Các điểm điều tra được đánh dấu trên bản đồ. Chuẩn bị dụng cụ điều tra như: địa bàn, thước dây, dao, các biểu ghi... tiến hành công tác điều tra.

Cách tiến hành: Điều tra thành phần lồi cơn trùng trên cây, tôi tiến hành chọn cây tiêu chuẩn theo 5 mốc. Tại mỗi điểm điều tra chọn một mốc ở tâm của ô rồi đánh dấu 2 cây tiêu chuẩn. Từ điểm này chọn 4 mốc khác nhau theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách điểm trung tâm 10m. Tại mỗi mốc này chọn 2 cây tiêu chuẩn, như vậy mỗi điểm điều tratôi tiến hành điều tra 10 cây. Cây được chọn là cây ở gần mốc nhất, cây gỗ cao hơn so với những cây khác xung quanh. Trên mỗi cây chọn ra 5 cành điều tra theo phương pháp chuẩn. Các cây tiêu chuẩn đã chọn được đánh dấu bằng cách dán giấy và kết quả được ghi ở biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần các lồi cơn trùng cánh cứng trên cây

Ngày điều tra................. Người điều tra................

TT cây TC TT loài Tên loài Ghi chú

1 2

Hình 2.9. Điều tra cây gỗ đứng trong sinh cảnh cây gỗ

+ Điều tra cây đổ:

Mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra toàn bộ cây đổ, tình hình sâu phá hoại phụ thuộc vào loài cây, điều kiện khí hậu, đặc điểm của điểm điều tra, phụ thuộc vào thời gian từ lúc cây đổ cho đến khi điều tra.

Khi thu thập mẫu, kết quả được ghi vào biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần các loài cánh cứng trong cây đổ

Số OTC........................

Người điều tra ............. Ngày điều tra ...............

Hình 2.10: Điều tra cây gỗ đỗ

(Nguồn: Phan Văn Chức, 2019)

OTC Lồi cơn trùng Số lƣợng Các loài khác Ghi chú

1 2

+ Điều tra thảm mục, cây cỏ và dưới đất:

Sâu dưới đất rừng bao gồm các loài sâu non của họ Bọ hung (Scarabacidae), họ Bổ củi (Elateridae)... chuyên sống dưới đất và các loài sâu trưởng thành họ Bọ hung cư trú và sinh sống ở lớp thảm mục. Một số loài sâu ăn lá hoặc ký sinh vào sâu ăn lá, khi qua đông hoặc pha nhộng thường gặp trong lớp thảm mục. Trong đất cịn có thể gặp các lồi cơn trùng như sâu non của họ Hành trùng (Carabidae).

Chuẩn bị dụng cụ: thước mét, hộp đựng mẫu bằng nhựa, cuốc xẻng đào đất, rây đất, biểu ghi.

Cách tiến hành: để biết được thành phần, số lượng và sự phân bố của các loài sâu, ta tiến hành điều tra trên các ơ dạng bản, diện tích mỗi ơ là 1m2. Số lượng ô dạng bản phụ thuộc vào độ chính xác, để điều tra sâu dưới đất với mục đích điều tra tổng quan nên mỗi điểm điều tra lập 1 ô dạng bản.

Vị trí ơ dạng bản: Thơng thường sâu dưới đất có liên quan đến cây rừng và thường nằm ngay trong đất dưới tán cây. Khi dùng thước mét xác định xong ô dạng bản, trước hết dùng tay bới kỹ cỏ hay thảm mục trên mặt đất để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ hết cỏ, gạt thảm khơ về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp sau 10 cm. Đất ở mỗi lớp cuốc lên được bóp nhỏ hay dùng rây đất tìm kiếm các lồi sâu, sau đó kéo lần lượt đất về phía ngồi của ơ và cứ cuốc như vậy đến lớp nào khơng có sâu nữa thì dừng lại. Các mẫu vật điều tra của từng lớp được ghi chép riêng và được ghi vào biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lượng các lồi cơn trùng dưới đất rừng

Số OTC..........................

Người điều tra ................. Ngày điều tra ..... .............

ODB Độ sâu lớp đất

Lồi cơn trùng Số lƣợng côn trùng Các loài khác ghi chú 1 2

+ Điều tra bằng vợt bắt:

Vợt bắt là dụng cụ chủ yếu để thu thập mẫu của những lồi cơn trùng thường xuyên đi chuyển mà dùng tay không bắt được. Vợt bắt làm bằng vải màn, miệng trịn làm bằng sắt đường kính 30 cm, miệng vợt được gắn với cán gỗ. Khi bắt mẫu miệng vợt hướng thẳng vào con cơn trùng mình muốn bắt và đưa đi thật nhanh, khi cơn trùng đã vào trong miệng vợt thì xoay miệng vợt về phía trước một góc 900 sao cho miệng vợt khép kín lại để con vật bị bắt khơng lọt ra ngồi được. Sau khi giữ cho con vật nằm im trong vợt, nhẹ nhàng lấy ra khỏi vợt và tiến hành ghi chép, bảo quản mẫu thu được trong dung dịch cồn 900. Kết quả điều tra được ghi vào biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lƣợng sâu bằng vợt

Số OTC......................

Người điều tra ........... Ngày điều tra ..............

OTC Số loài bắt đƣợc Tên loài Số lƣợng mỗi lồi Ghi chú

1 2

Hình 2.11: Điều tra bằng vợt bắt

+ Điều tra bằng bẫy hố:

Những lồi cơn trùng có tập tính di chuyển trên mặt đất. Nếu sử dụng một số phương pháp thơng thường thì khó có thể bắt được chúng, vì vậy để có thể thu bắt được các lồi cơn trùng này tơi tiến hành một số loại bẫy có mồi nhử.

Bẫy hố là loại dụng cụ đơn giản như chai lọ, hộp bia có thành nhẵn được chôn xuống đất sao cho miệng bẫy được nằm sát mặt đất và côn trùng rơi xuống khơng thốt được. Để tăng khả năng bắt cơn trùng có thể cho ít nước vào bẫy, phía trên có nắp đậy bằng sắt, gỗ hay vỏ cây... để chống mưa.

Trong bẫy hố có thể treo một số loại mồi là thức ăn ưa thích của một số lồi cơn trùng có tính xu hóa. Một số loại mồi nhử như: bột mì, cám rang, gạo rang hoặc phân một số loài động vật ...

Các loại mồi này được gói trong các túi vải thưa và được treo giữa các hố, khi treo mồi phải chú ý không cho mồi chạm vào nước.

Cách đặt bẫy: Trên mỗi điểm điều tra tiến hành đặt 1 bẫy có mồi cám rang. Nơi đặt bẫy do phải đào đất lên vì vậy cần tạo ra một hiện trường giống như lúc ban đầu và miệng của bẫy phải nhô lên mặt đất 1 cm để ngăn nước mưa chảy vào. Kết quả được ghi ở biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lƣợng sâu vào bẫy

Số OTC.......................

Người điều tra ............ Ngày điều tra ..............

OTC Loại bẫy Số lồi cơn trùng Tên lồi Số lƣợng

1 2

Hình 2.12. Điều tra đặt bẫy hố

(Nguồn: Phan Văn Chức, 2019)

+ Điều tra bằng bẫy đèn:

Dùng bóng đèn trịn 75W - 220V để thu thập mẫu vào ban đêm.

Ở mỗi tuyến điều tra ta chọn 1 điểm để tiến hành. Mỗi điểm điều tra bố trí 1 bóng đèn trịn sợi đốt hoặc đèn LED có ánh sáng trắng, mát thắp sáng.

Đối với những điểm nghiên cứu trên các tuyến điều tra, vào ban đêm ta dùng bóng đèn trong thắp sáng từ 19h - 23h, dùng một tấm vải trắng chắn một hướng, để khi côn trùng bay vào đậu trên tấm vải trắng sẽ dễ dàng phát hiện và thu thập mẫu.

Hình 2.13: Điều tra bằng bẫy đèn

2.4.4. Công tác nội nghiệp

2.4.4.1. Phương pháp xử lý mẫu côn trùng cánh cứng

Đối với các lồi cơn trùng Cánh cứng, sau khi thu thập được tiến hành bảo quản bằng cách ngâm trong dung dịch cồn 900.

Để tiện thể cho việc quan sát, giám định mẫu tôi xử lý mẫu thành tiêu bản (Mẫu cắm kim).

Dụng cụ: Giá cắm kim bằng gỗ mềm hay xốp, kim cắm, keo dán, kéo cắt giấy.

Cách cắm: Các mẫu vật sau khi thu thập ngâm trong dung dịch cồn 900 cần lấy ra cho vào giấy thấm sao cho cơn trùng khơng cịn ướt. Mỗi một họ, bộ côn trùng khác nhau, dùng các loại kim khác nhau. Vị trí cắm kim cũng tùy thuộc vào từng lồi cơn trùng: Bộ Cánh thẳng cắm 1 bên mảnh lưng ngực trước, bộ Cánh nửa cắm vào góc bên phải phiến thuẫn, bộ Cánh cứng cắm vào giữa mảnh lưng ngực trước... Cắm kim xong dùng panh để điều chỉnh tư thế râu, chân. Mẫu được cắm kim cố định trên mảnh gỗ hoặc tấm xốp.

Hình 2.14. Cắm kim chỉnh tƣ thế chân ở cánh cứng (bọ sừng)

(Nguồn: www. google.com)

Đối với mẫu côn trùng quá nhỏ khơng thể cắm kim thì ngâm vào cồn rồi làm tiêu bản gắn trên bìa. Khi xử lý mẫu thành tiêu bản thì tiến hành giám định mẫu và lập bảng danh mục các lồi cơn trùng Cánh cứng của khu vực nghiên cứu.

2.4.4.2. Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Tỷ lệ có cơn trùng (P%): Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số điểm xuất hiện loài (thu bắt được) trên tổng số điểm điều tra.

100 . % N n P

Trong đó: %P : Tỷ lệ phần trăm điểm điều tra có lồi cơn trùng cần tính;

n: Là số điểm điều tra có lồi cơn trùng cần tính; N: Tổng số điểm điều tra (N = 21).

Khi P% > 50%: Loài thường gặp Khi P% 25% - 50%: Lồi ít gặp

Khi P% < 25%: Loài ngẫu nhiên gặp

2.4.4.3. Phương pháp giám định mẫu

Các mẫu thu được được chuyển về Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Lâm nghiệp và được giám định bởi các thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ thực vật. Các tài liệu được sử dụng để định danh gồm: Bọ rùa Vân Nam của Viện Lâm nghiệp Tây Nam, Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc của Lý Nguyên Thắng, Giám định bằng hình ảnh các lồi cơn trùng q hiếm Trung Quốc của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc, Bảo tàng Côn trùng của Lý Tương Đào, Côn trùng rừng của Lý Thành Đức, Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh của Dương Tử Kỳ, Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc của Từ Thiên Sâm.

Căn cứ vào mẫu giám định, chọn mẫu đạt tiêu chuẩn để mô tả: Mô tả về hình dáng, kiểu cánh... căn cứ vào đặc điểm chung của côn trùng. Mô tả màu sắc trên cánh xác định hình dạng vân (gân song, song song, hình chữ nhật).

Về kích thước cần chú ý tới các bộ phận như thân, râu đầu, mắt, chân. Cần chính xác chiều dài của thân (là khoảng cách từ đỉnh đầu đến cuối bụng), chiều dài cánh (là khoảng cách từ gốc cánh đến đỉnh cánh), chiều dài râu đầu (từ gốc râu đầu đến điểm mút râu đầu).

Trong q trình mơ tả đặc điểm của một số loài chủ yếu ta cần phải kết hợp giữa tài liệu và quan sát trực tiếp mẫu vật.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Khu vực rà soát, đề xuất thành lập khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Quảng Bình thuộc địa giới hành chính xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.

Có toạ độ địa lý: Từ 16°55'19'' đến 17°4'55'' vĩ độ Bắc; Từ 106°32'50'' đến 106°48'26'' kinh độ Đông.

3.1.2. Đặc điểm sinh thái

Khu vực rà soát thành lập khu DTTN Động Châu- Khe Nước Trong nằm ở vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ, thuộc khu vực Trung Trường Sơn. Khu vực này được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới đánh

giá rất quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) coi đây là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới (Global, 200; WWF, 2000). Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế (BirdLife International) đánh giá đây là một trong 62 vùng chim quan trọng và đặc hữu của Việt Nam (BirdLife International, 2002). Những quan điểm về địa sinh học của các tác giả đều cho rằng đây là vùng quan trọng đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và tồn cầu.

3.1.3. Địa hình

Địa hình khu vực này nằm trong vùng núi thấp với địa hình tương đối dốc. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 500 - 600 m so với mực nước biển. Điểm thấp nhất là 120 m nằm tại khu vực Khe Bang. Đỉnh cao nhất là đỉnh 1220 m giữa ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị và Lào. Còn lại là hầu hết các đỉnh núi cao dưới 1000 m so với mực nước biển.

Vùng núi có độ cao trên 700 m chiếm một phần nhỏ (khoảng 10%) diện tích khu vực. Cịn lại 90% diện tích là vùng đồi núi có độ cao dưới 700 m.

3.1.4. Địa chất, đất đai

Địa chất vùng điều tra thuộc miền vòng trống Paleozoi rộng lớn thuộc đới Trường Sơn Bắc, có cấu tạo đặc thù với nhiều mặt cắt Paleozoi khá đầy đủ và dày. Bao gồm các trầm tích Odovic thượng và Silua. Thành phần bồi lắng gồm có sắt, cát, Conglonurat, cuội, sỏi, dăm. Song song với quá trình bồi lắng là quá trình xâm nhập các khối Magma acid như Granit, Daxit, Rhefonit. Trong vùng điều tra xuất hiện diện tích đáng kể của kiểu thung lũng kiến tạo và xâm thực nằm dọc theo các con sông, suối. Nham thạch chủ yếu bao gồm các khối được tạo thành từ Magma, Granit, Rhyonit, đặc điểm đá rất mỏng, có

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (Coleoptera) TẠI KV ĐỀ XUẤT KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƢỚC TRONG. LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)