Phương pháp định giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách du lịch nội địa của công cổ phần đầu tư dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội (Trang 27 - 29)

Trong môi trường kinh doanh hiện nay để đạt được mục tiêu đã đặt ra thì cơng ty đã xây dựng một loạt các chính sách chiến lược nhằm thu hút khách, chủ yếu là khách nội địa. Trong đó một trong những chính sách khơng thể thiếu có vai trị quan trọng quyết định khả năng thu hút khách của nhà hàng đó là chính sách giá. Một chính sách giá mềm dẻo linh hoạt với nhiều mức giá khác nhau dành cho các đối tượng khách có khả năng thanh tốn khác nhau, sẽ đem lại hiệu quả cạnh tranh cao cho công ty.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của chính sách giá đối với hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành nên công ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội đã từng bước áp dụng chính sách giá và hoạt động kinh doanh một cách khéo léo và khoa học. Trong quá trình định giá thì việc định giá từng sản phẩm là một khâu trong q trình hạch tốn, kế tốn và làm cơ sở chính để đi đến quyết định định giá của công ty. Giá thành không phải yếu tố chung nhất quyết định giá cả nhưng nó là điều kiện đầu tiên mà cơng ty cần phải quan tâm. Giá thành phù hợp sẽ giúp công ty thu hồi vốn trang trải chi phí trong q trình hoạt động. Cơng ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam đã sử dụng rất nhiều phương pháp định giá cho sản phẩm dịch vụ của mình nhưng về cơ bản công ty đã áp dụng linh hoạt phối hợp các phương pháp định giá cho sản phẩm dịch vụ của mình, trong thời gian này tập trung vào sản phẩm nội địa là chủ yếu đó là phương pháp xác định giá theo nhóm chi phí, phương pháp xác định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng và phương pháp dựa trên giá hiện hành.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay thì mục tiêu của cơng ty là tăng thị phần. Để đạt được mục tiêu này thì cơng ty đã xây dựng nhiều chính sách, chiến lược để thu hút khách. Một chính sách mềm dẻo, linh hoạt với nhiều mức giá khác nhau dành cho các đối tượng có khả năng thanh tốn khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Với mục tiêu này thì cơng ty đã sử dụng linh hoạt phối hợp các phương pháp định giá sau:

Phương pháp định giá sản phẩm du lịch nội địa theo phương pháp cộng lời vào giá thành:

Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến

Đối với các sản phẩm du lịch trọn gói thì cơng ty sử dụng công thức giá bán tổng quát (trước thuế):

G = Z + + Ck + P + T

Trong đó: G là giá bán là chi phí bán Z là giá thành T là các khoản thuế Ck là chiết khấu P là lợi nhuận

Phương pháp trên phù hợp với thời điểm hiện tại, phù hợp với khả năng kinh doanh, đơn giản, dễ tính tốn, giá thành là đại lượng cơng ty có khả năng kiểm sốt, áp dụng theo phương pháp này thì ít xảy ra cạnh tranh, đảm bảo được sự công bằng cho người mua và người bán, người bán sẽ không bị ép giá khi cầu thị trường giảm.

Và phương pháp định giá theo mức giá hiện hành: Theo phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào giá cả sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Đối với công ty các ban lãnh đạo đã định giá các chương trình du lịch cùng loại nhưng có giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Để giành được ưu thế trong cạnh tranh thì xu hướng của các công ty lữ hành thường là định giá sản phẩm của mình thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh để tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với khách hàng để có thể thu hút khách hàng đến với những sản phẩm của mình. Nhưng giá thấp khơng có nghĩa là chất lượng kém do đó cơng ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội đã ln phấn đấu để chất lượng sản phẩm của mình ln phải cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà cũng định giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh. Đối với các sản phẩm dịch vụ đặc biệt, độc đáo, có sức hấp dẫn cao thì cơng ty đặt giá cao nhằm xác định vị thế sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách du lịch nội địa của công cổ phần đầu tư dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội (Trang 27 - 29)

w