I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội Thái Bình giai đoạn 2006-2010 1 5-
1. Những thành tựu đạt được 18
1.1 Tăng trưởng GDP liên tục qua các năm và đạt mức khá cao
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 5 năm (2006-2010) ước đạt 12,04%/năm, cao hơn 4.8% so với giai đoạn 2000-2005 (7,24%) và thấp hơn 0,46% so với mục tiêu của Đại hội XVII đề ra.
Trong tốc độ tăng trưởng 12,04% thì khu vực nơng,lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1.81%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 6,29%; khu vực dịch vụ đóng góp 3,94%. Cơng nghiệp và xây dựng có bước phát triển mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Bảng 2: GDP (theo giá so sánh) và tốc độ tăng GDP của Thái Bình giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
GDP ( tỷ Đ) 7.136 7.956 8.918 1.015 11.414
Tốc độ tăng trưởng
GDP (%) 10,4 11,5 12,1 12,3 14
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (7,5%). Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, những thành tựu mà Thái Bình đạt được trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ. Tăng trưởng liên tục qua các năm và luôn đạt mức 2 con số. Quy mô nên kinh tế liên tục gia tăng. Năm 2010 gấp 1,76 lần năm 2005 và gấp 2,5 lần năm 2000.
1.2 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, các ngành kinh tế có những bước phát triển đáng kể. hóa, các ngành kinh tế có những bước phát triển đáng kể.
Cơ cấu kinh tế đang ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, giảm tỷ trọng các ngành nơng nghiệp và tăng tỷ trọng những ngành phi nông nghiệp.
Bảng 3: Cơ cấu GDP theo giá thực tế của Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng GDP ngành nông- lâm-thủy sản 40.1 38.3 38.2 35.8 32.7 Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp-xây dựng 25.6 28.2 28.4 30.3 33.3 Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ 34.3 33.5 33.4 33.9 34
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình
Tỷ trọng nơng-lâm- ngư nghiệp trong GDP giảm từ 41.8% năm 2006 xuống cịn 32.7% năm 2010. tỷ trọng ngành phi nơng nghiệp tăng lên từ 58.2% lên 63,7%. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 68% xuống còn 58%. Đây là xu hướng chuyển dịch hợp lý theo xu thế phát triển chung của cơ cấu kinh tế.
Để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy, Giai đoạn 2006-2010 Thái Bình đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các ngành kinh tế. Cụ thể như sau:
1.2.1 Sản xuất nơng lâm, thủy sản giành thắng lợi tồn diện với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định, giữ vững an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần quan trưởng khá cao, ổn định, giữ vững an ninh lương thực trong tỉnh và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh… sản xuất nông, lâm, thủy sản trong gia đoạn 2006-2010 giành thắng lợi toàn diện với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 ( theo giá cố định 1994) dự kiến đạt 6.087 tỷ đồng tăng 26,3% so với năm 2005. Bình quân 5 năm 2006-2010 tăng 4,8%, đạt mục tiêu Đại hội đề ra và tăng 0,77% so với giai đoạn trước. Trong đó trồng trọt tăng bình qn 1,5%/ năm (mục tiêu kế hoạch là 0,2%), chăn ni tăng bình quân 9,6%/ năm thấp hơn mục tiêu ( 13%) tuy nhiên đây cũng là con số khá cao, thủy sản tăng 11,5%/năm (mục tiêu kế hoạch là 11%).
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 64,56% năm 2005 xuống cịn 60,51% năm 2010; chăn ni từ 32,13% năm 2005 lên 36,44% năm 2010.
cây con khác có hiệu quả nhưng sản lương thực ln ổn định trên 1,1 triệu tấn/1ha 1 năm đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
1.2.2. Sản xuất cơng nghiệp- xây dựng có bước phát triển nhanh
Do chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, từ cuối năm 2008 tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bị chậm lại nhưng phục hồi khá nhanh từ giữa năm 2009. Bình quân 5 năm 2006-2010, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 24,1%, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng năm 2010 dự kiến đạt 11.708 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2005. Các khu vực sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng, trong đó khu vực ngồi quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao (đạt 25,1%/năm và 78,2%/năm). Các ngành cơng nghiệp truyền thống, có ưu thế về nguyên liệu và tạo nhiều việc làm (như ngành dệt may, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thủy tinh) có bước tăng trưởng khá tốt; các ngành cơng nghiệp nặng, có giá trị cao, đóng góp nhiều cho NSNN như: đóng tầu, sản xuất sợi, điện tử, sản xuất thép, chế biến nông sản thực phẩm (đồ uống) được tập trung phát triển.
Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp tăng khá mạnh trong những năm qua, các dự án đầu tư vào tỉnh ngày càng nhiều. Mạng lưới các khu, cụm cơng nghiệp tập trung được hình thành và phát triển. Đến nay chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép thành lập 7 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.216 ha, bằng 1,1% diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 7 KCN với diện tích 949,5ha, trong đó 6 KCN đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật. Đến hết năm 2009 đã có 128 dự án được chấp nhận thuận đầu tư vào các khu cơng nghiệp, vốn đăng kí là 8.831,4 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 98,86%; Đã có 106 dự án sản xuất vốn đầu tư là 5.134 tỷ đồng, bằng 82,8% về số dự án và 58% vốn đăng ký.
Nghề và làng nghề vẫn được duy trì phát triển. Tồn tỉnh hiện có 219 làng nghề được Tỉnh cấp bằng công nhận, tăng 46 làng nghề so với năm 2005; giải quyết việc làm cho khoảng 157 nghìn lao động và đóng góp 26% giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh. Một số nghề được duy trì phát triển khá tốt là các nghề truyền thống như: Nghề thêu, dệt khăn, dệt chiếu cói…
1.2.3 Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, chất lượng dịch vụ ngày càng cao và hiện đại. dịch vụ ngày càng cao và hiện đại.
động thương mại dịch vụ nội địa đã đạt kết quả tốt. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 dự kiến đạt 5.175 tỷ đồng, gấp 1,87 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 ước đạt 13,4%/năm so với mục tiêu Đại hội đề ra (11,5%/năm). Các chỉ tiêu phát triển thương mại nội địa và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đều đạt cao hơn bình quân giai đoạn trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ có bước phát triển mới: hệ thống chợ được xây dựng mới và củng cố khang trang sạch đẹp hơn, trung tâm thương mại cũng phát triển. Hiện nay có 8 siêu thị và trung tâm thương mại cùng với các dự án thương mại đang triển khai như tòa nhà Viettel, HIPT, Building SJC…đã từng bước làm thay đổi diện mạo thương mại dịch vụ của tỉnh. Cơ sở khách sạn, nhà hàng tiếp tục phát triển, đã xuất hiện khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 3 sao. Công tác xúc tiến thương mại và quả lý thị trường được tăng cường góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Các hoạt động du lịch và vận tải, bưu chính viễn thơng có nhiều đổi mới và phát triển. Lượng khách du lịch tăng 22,5 %/ năm, doanh thu ngành du lịch tăng 21,8%/năm; các loại hình vận tải được đa dạng hóa, xe taxi, xe buýt phát triển rộng rãi…các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển… Một số loại hình dịch vụ chất lượng cao như tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, thẻ ATM, giao dịch chứng khốn…đã từng bước hình thành và phát triển.
Hoạt động ngân hàng từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, nguồn vốn huy động hết năm 2009 đạt 9.596 tỷ đồng gấp 3,3 lần năm 2005.
1.3 Đầu tư phát triển tăng
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 19 về cơ chế 1 cửa liên thông trong lĩnh vực kinh tế; sửa đổi bổ sung cơ chế khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Do vậy đã huy động được khá lớn khối lượng vốn đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 đạt 26.469 tỷ đồng vượt 18% mục tiêu đại hội đề ra. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt 37% cao hơn 7,9% so với thời kỳ trước. Nguồn vốn NSNN đã tập trung cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nâng cấp hệ thống đê biển, hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng chăn nuôi thủy sản, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đơ thị và một số cơng trình y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội; tu bổ, tôn tạo các cơng trình di tích lịch sử văn hóa và thực hiện các mục tiêu trọng điểm của tỉnh. Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vốn đầu tư nước ngoài được tập trung đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thơn. Ngồi ra, đã được Chính phủ chấp nhận cho triển khai xây dựng một số tuyến đường huyết mạch quan trọng bằng hình thức BT, BOT: cầu Thái Hà, đường Thái Bình- Hà Nam nối đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình, đường 39B từ thị trấn Thanh Nê đến Diêm Điền, đường quốc lộ 10 từ La Uyên đến Tân Đệ, góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh.
Do vậy, năng lực đầu tư tăng thêm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 là: cơ bản hoàn thành xây dựng lưới điện trung áp và hạ áp cho 50 xã, đường dây trung áp và trạm biến áp cho 104 xã; nâng cấp và xây dựng mới 42.5 km quốc lộ, 61km tỉnh lộ; 78 km đường huyện; 962.7km đường giao thơng nơng thơn (trong đó có 639.1km đường nhựa, 270km đường bê tông); 283 km kênh mương được kiên cố; nạo vét 133km sông trục; nâng cấp 35.9 km đê biển; cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 16 khu nuôi trồng thủy sản tập trung với diện tích 923 ha, 7 khu chăn nuôi tập trung với diện tích 90.8 ha; trồng mới 4300 ha diện tích rừng phòng hộ; 1079 phòng học được kiên cố; đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới 19 bệnh viện(trong đó có 7 bệnh viện tuyến tỉnh; 12 bệnh viện tuyến huyện); khởi công xây dựng nhà thi đấu đa năng 3000 chỗ ngồi; hệ thống nhà văn hóa thơn, trạm y tế xã, trụ sở xã bước đầu được quan tâm đầu tư; chương trình nước sạch nơng thơn đã phát huy hiệu quả nâng cao đời sống nhân dân.
1.4 Các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết
GDB bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng nhanh từ 6.09 triệu đồng/ người (368USD) năm 2005 lên 13.08 triệu đồng(755USD) năm 2009 và năm 2010 dự kiến đạt 15.8 triệu đồng/ người (855USD), gấp 2.7 lần so với năm 2005 ( trừ trượt giá thì gấp 1.22 lần). Số lao động được giải quyết việc làm mới là 28.8 nghìn người/ năm.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 42% giai đoạn 2006-2010 tăng 12% so với giai đoạn trước. Tỉnh đã từng bước quan tâm xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng tài năng và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tỷ lệ hộ nghèo là 9.5 % giảm 5.5 % so với giai đoạn trước. Đầu tư cho khoa học cơng nghệ được đa dạng hóa, cơng tác quản lý được đổi mới theo hướng gắn chặt hơn với yêu cẩu thực tiễn.
Thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Cơng tác phịng chống dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thu được kết quả tốt. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng củng cố, y tế chuyên sâu phát triển. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhỏ hơn
19%. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 90%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 80%. Công tác bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành quan tâm hơn nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường được tăng cường; lập dự án và đầu tư xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn, trạm xử lý nước thải của một số khu công nghiệp; cải tạo hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đạt 90%.
Nguyên nhân của những thành tựu
Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2006-2010 phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh và có tính khả thi. Trong q trình triển khai thực hiện, tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh và các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo sát sao, cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước thành các nghị quyết, cơ chế, chính sách kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành quyết liệt và có hiệu quả trên mọi lĩnh vực., đặc biệt là thực hiện các giải pháp chống lạm phát, suy giảm kinh tế, phòng chống dịch bệnh, phịng chống thiên tai, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc các doanh nghiệp.
Đã huy động được mọi nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tích cực cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư vào tỉnh. Từng bước kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững chật tự an tồn xã hội, ổn định tình hình chính trị.
Được sự giúp đỡ hiệu quả của Trung ương và sự nỗ lực của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân đã tạo sức mạnh tổng hợp phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra.