Những kết quả đạt được và nguyên nhân 4 6-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 53 - 55)

III. Tình hình đáp ứng vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế

3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn

3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 4 6-

Nhìn chung bằng những nỗ lực của UBND tỉnh, các ban ngành trong tỉnh và toàn thể nhân dân, giai đoạn 2006-2010 Thái Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tổng vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm và luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng số vốn đầu tư cần huy động cho giai đoạn này là 30900 tỷ đồng, khi thực hiện kế hoạch, số vốn huy động được là 36471 tỷ đ, vượt 18% so với kế hoạch. Quy mô vốn đầu tư cũng liên tục giai tăng qua các năm.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng hiện đại hóa.

Trong giai đoạn vừa qua, phương châm của tỉnh là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh, vì vậy Thái Bình đã tích cực thu hút và tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư bao gồm cả nguồn vốn trong nước : vốn và nước ngoài Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các DNNN, vốn tín dụng ĐTPTNN, trái phiếu chính phủ; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, bên cạnh đó có vốn viện trợ chính thức ODA và các nguồn vốn khác nhưng không đáng kể. Giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn Ngân sách cũng chiếm tỷ trọng cao còn lại là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn tín dụng ĐTPTNN chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn đầu tư trong nước.. Cơ cấu vốn đầu tư dịch chuyển theo hướng hợp lý: Tỷ trọng vốn đầu tư NSNN ngày càng giảm mặc dù vẫn tăng về quy mô; Vốn đầu tư nước ngồi ngày càng gia tăng về quy mơ về tỷ trọng, mặc dù hiện nay nguồn vốn này còn hạn chế nhưng xu hướng ngày càng nâng cao vai trò trong phát triển kinh tế Thái Bình.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực cũng từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp,giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Các vấn đề văn hóa-xã hội cũng được quan tâm đầu tư nhằm từng bước nâng cao đời sống người dân.

Công tác quản lý hoạt động đầu tư ngày càng hoàn thiện

Thời gian nqua nhà nước đã ban hành, điều chỉnh bổ sung nhiều văn bản phap luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, UBND tỉnh đã ban hành các quyết

định về phân cấp quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư… sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nên tình hình thu hút vốn đầu tư tại tỉnh nhà ngày càng khả quan.

Nguyên nhân của những thành tựu trên:

- Thái bình là tỉnh có tiềm năng trong huy động vốn đầu tư

Hiện Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thơng đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường, trường, trạm, bưu chính viễn thơng cũng được đầu tư đầy đủ và phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận.

Tài nguyên đất đai rộng và chỉ có đồng bằng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vât liệu và xây dựng cơ sở nhà máy, doanh nghiệp… Tiềm năng du lịch biển và tâm linh: đền chùa, hội hè … Tài nguyên biển tương đối dồi dào góp phần vào đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tại địa phương, thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực.

Nguồn nhân lực Thài bình dồi dào và tương đối rẻ, lao động có trình độ khá cao. Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 28%. Đây là một nguồn lực cho phát triển kinh tế cũng như là điểm đến tốt cho các nhà đầu tư muốn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này.

Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là là hạ tầng các khu công nghiệp, làng nghề, hệ thống hạ tầng dịch vu như trung tâm thương mại, hội chợ và các điểm du lich… đây cũng là một điểm mạnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư, do vậy thời gian qua vốn đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ giai tăng nhanh tạo nên sự gia tăng tổng vốn đầu tư tồn xã hội tại Thái Bình.

- Cơ chế chính sách và cơng tác quản lý đầu tư ngày càng được quan tâm đổi mới.

Nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư, như: tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu về mặt bằng sản xuất được thuê đất theo các điều kiện cụ thể của địa phương. Các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần và hỗ trợ chi phí cung ứng lao động lao động. Về mức giá thuê đất, tỉnh Thái Bình vận dụng khung giá thấp nhất do Nhà nước ban hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương. Cụ thể giá thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp từ 0,11 - 0,13 USD/m2/năm, giá thuê đất ven quốc lộ 39, quốc lộ 10 từ 0,16 - 0,22 USD/m2/năm. Tỉnh cũng sẽ vận dụng các chính sách thuế hiện hành của nhà nước theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh

nghiệp. Đặc biệt năm 2009, UBND tỉnh đã quyết định thành lập bộ phận một cửa liên thơng ở 2 đơn vị chủ chốt, đó là Ban quản lý dự án các khu công nghiệp và Sở Kế hoạch Đầu tư.Bộ phận một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào Thái Bình: Tất cả các khâu của giai đoạn khởi sự thành lập doanh nghiệp bây giờ cho về một đầu mối tại Sở Kế hoạch Đầu tư làm, tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết và trả kết quả tại một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 53 - 55)