III. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hộ
1. Các giải pháp chung 6 0-
Để thu hút nguồn vốn đầu tư, tỉnh cần tạo dựng một môi trường đầu tư hấp đẫn, thuận lợi. Mơi trường này cần phải đảm bảo sự an tồn trong đầu tư, hiệu quả đầu tư cao và phát huy được lợi thế cạnh tranh của tỉnh, có như thế mới hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và bỏ vốn tiền hành đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hệ thống các biện pháp chung này nhằm mục đích tạo lập mơi trường đầu tư hấp dẫn cho Thái Bình, nó mang tầm vĩ mô, kết hợp các yếu tố mang tính hạ tầng cơ sở và chung nhất cho kinh tế toàn tỉnh. Ngoài ra, các giải pháp này cịn nhằm mục đích tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong tỉnh, đây là hướng đi lâu dài và đúng đắn nhằm tăng khả năng tích lũy cho đầu tư trong tương lai. Để thu hút đầu tư thì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những giải pháp riêng cho mình nhưng khơng thể thiếu mối liên kết chung, khơng thể thiếu môi trường chung và các ràng buộc giữa các ngành, lĩnh vực. Đề xuất các giải pháp chung này, tơi mong muốn góp phần tạo nên một cái nhìn mới của các nhà đầu tư về tồn cảnh mơi trường đầu tư của Thái Bình.
1.1 Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, cần cơng khai hóa các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn nhân lực tham gia vào thực hiện quy hoạch.
Tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạc phát triển các ngành, các lĩnh vực và xây dựng các quy hoạch chi tiết.
Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến bộ phải thực hiện trong từng thời kỳ.
Giám sát, kiếm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời ký, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.2 Tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tích cực tăng tỷ trọng đầu tư đồng bộ cho cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội như đầu tư xây dựng các khu dân cư, nâng cấp hệ thống khách sạn, du lịch.
Tranh thủ các nguồn vốn của trung ương và các Bộ, ngành để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đầu tư như BOT, BT, đổi lấy cơ sở hạ tầng, đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng vốn thi công.
Đặc biệt trong thời gian tới Tỉnh cần đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông để gia tăng sự giao thương giữa Thái Bình với Hải Phịng, Hà Nội nói riêng và các tỉnh trong vùng đồng bằng sơng Hồng nói chung. Chú trọng xây dựng các tuyến giao thơng mới đầu nối với các trục đường Quốc gia, tạo các trục giao lưu kinh tế mới, các không gian phát triển công nghiệp, đô thị.
Xây dựng cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110KV; đường dây trung thế, hạ thế và các trạm biến áp.
Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thơng hiện đại cà rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng khoa học công nghệ.
Tập trung phát triển hạ tầng nơng thơn theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới của tỉnh. Chú trọng đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đầu tư có trọng điểm cho các vùng chuyển đổi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa,trước hết là hồn thành đầu tư cho các vùng chuyển đổi chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung để có thể sớm khai thác, phát huy hiệu quả.
Tăng cường đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng các khu cơng nghiệp hiện có.Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp của huyện, thành phố theo quy hoạch đã duyệt. Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ, hình thành các khu trung tâm thương mại với nhiều cơng năng.
1. 3 Hồn thiện cơ chế chính sách.
Đề nghị Trung ương cho thực hiện một số cơ chế chính sách đối với Thái Bình là một tỉnh có tỷ trọng nơng nghiệp cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng và tiếp tục đóng góp vào chính sách an ninh lương thực của vùng như:
a, Miễn phí thủy lợi cho người trồng lúa:
Nhằm giảm áp lực cho người nông dân trong tình trạng khó khăn hiện nay, giúp họ tăng thêm thu nhập từ trồng lúa để có thể đầu tư cho các lĩnh vực khác như buôn bán, nghề thủ cơng…
c, Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tại Thái Bình để tận dụng nguồn nguyên liệu là nơng sản.
d, Tiếp tục cải cách hành chính một cách triệt để, thơng thống tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Hiện nay một số cơ quan của tỉnh hoạt động chưa thật hiệu quả, do trình độ một số cán bộ cịn hạn chế, do các chính sách, các điều luật hoạt động còn chồng chéo…Để theo kịp sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện thu hút đầu tư cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp.
- Xây dựng và ban hành đầy đủ,kịp thời các quy chế, cơ chế chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Cơng khai các chính sách,văn bản mới để người dân cũng như các nhà đầu tư được biết.
1.4. Phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khỏe cho người lao động.
Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài cho Thái Bình, đồng thời đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình dộ cho sản xuất kinh doanh.
Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, tiêu thủ cơng nghiệp, dịch vụ. Ngồi ra chúng ta cịn phải tổ chức tốt các hình thức xúc tiến hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Xây dựng kế hoạch đào tạo và tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trường, gắn đào tạo tại trường với đào tạo tại doanh nghiệp để nâng cao trình độ lao động. Lao động có tay nghề là một trong những ưu thế hấp dẫn đầu tư nước ngồi.
Có chính sách ưu tiên cho các sinh viên người địa phương đang theo học tại các trường đại học, trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể để sau khi tốt nghiệp, các
nguồn nhân lực có chất lượng này sẽ quay về quê hương làm việc và giúp quê hương phát triển.
1.5. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao mà tỉnh đề ra, phải tập trung giải quyết tốt vấn đề cơng nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với công nghệ truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thánh, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Có chính sách và biện pháp trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học, có chế độ ưu tiên nhân tài và cán bộ đầu đàn cho các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh
Coi trọng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, môi sinh, phát triển bền vững.
Tạo điều kiện cho các dự án khoa học công nghệ được dễ dàng tiếp cận với tín dụng ngân hàng.
Xây dựng lộ trình cơng nghệ cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia hệ thống ISO 9000, mã vạch, mã số để hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất chất lượng cao.