III. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hộ
2. Các giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn 63
2.4 Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư 6 5-
Đây là nguồn vốn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội,và đóng góp phần lớn vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh. Để tăng cường nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính,tạo sự thơng thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư,xây dựng và mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:
Thực hiện nhất quán đường lối kinh tế nhiều thành phần cùng với việc tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, tăng cường chỉ đạo chủ động tìm biện pháp khuyến khích hỗ trợ kinh tế ngồi quốc doanh:
- Có chính sách hợp lý đảm bảo quyền bình đẳng đối với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường lành mạnh để các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng với nhau.
- Có các cách hướng dẫn lập dự án và thực thi dự án đầu tư để các chủ đầu tư rút ngắn thời gian tìm hiểu đầu tư. tạo tâm lý “thoải mái” cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại tỉnh nhà.
- Thực hiện nhanh chóng và thơng thống các thủ tục hành chính. Nhờ sự thơng thống trong thủ tục hành chính sẽ giảm bớt rào cản khi các nhà đầu tư muốn xâm nhập vào thị trường đầu tư trong tỉnh, điều đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
- Hỗ trợ dạy nghề cho các thành phần kinh tế. Nguồn nhân lực của tỉnh còn yếu về chun mơn, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía tỉnh cho các doanh nghiệp trong việc dạy nghề cho lao động.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong thơng tin thị trường, giúp họ giới thiệu sản phẩm,chuyển giao công nghệp, tư vấn đầu tư, kiến thức quản lý…
- tổ chức các hiệp hội, ngành nghề để thơng qua đó các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về kiến thức,kinh nghiệm cũng như vốn đầu tư.