Nguyên nhân của những hạn chế: 5 1-

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 58 - 62)

III. Tình hình đáp ứng vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế

3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế: 5 1-

a, Những nguyên nhân chung

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư.

Cơ sở hạ tầng tuy đã liên tục được cải thiện, đầu tư nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh sản xuất, cơng tác quy hoạchcịn hạn chế, các cụm khu công nghiệp đang được quy hoạch vẫn chưa đi vào thi công. Nhiều tuyến đường đã xuống cấp cần được cải tạo như đường 39 Thái Bình- Hưng Yên đang sửa chữa… Mạng lưới điện hiện nay đã cũ, cần được nâng cấp và tạo mới, hệ thống cấp thoát nước cần được quy hoạch xây dựng lại đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Mạng lưới công nghệ thông tin gần đây đang phát triển rất nhanh cần được quy hoạch và đầu tư nhiều hơn vì đây là yếu tố rất cần thiết cho đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại.

Cơ chế chính sách cịn nhiều bất cập

Cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thời gian qua đã được các cấp, các ban ngành trong tỉnh quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư như thủ tục xét duyệt đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu… các chính sách thuế quan… còn nhiều bất cập, việc sửa đổi cịn chậm. Đơi khi có sự trùng lặp với các chính sách của ngành khác hoặc mâu thuẫn với chính sách cũ. Điều đó làm cho nhân dân và các cãn bộ cấp dưới đôi khi không biết áp dụng cái cũ hay cái mới thì đúng và áp dụng cho ngành nào thì hợp lý dẫn đến sự lúng túng cho cán bộ thực thi. Đó là một thực trạng khơng tốt, làm cho việc áp dụng và thi hành chính sách gặp nhiều khó khăn, làm mất niềm tin của nhà đầu tư váo các chính sách khuyến khích của tỉnh.

Các chính sách của tỉnh vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngồi. Điều đó làm giảm lợi thế của tỉnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, hầu như Thái Bình có rất ít hoạt động quảng bá hình ảnh của tỉnh trên khắp cả nước cũng như với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế ( 28%) chủ yếu là lao động phổ thơng, chính sách thu hút nhân tài chưa được quan tâm. Mặc dù tỷ lệ đỗ đại học của Thái Bình tương đối cao so với cả nước nhưng hầu như mọi người khi ra trường đều có xu hướng ở lại các thành phố lớn để làm viêc. Tác phong lao động còn lạc hậu, vẫn chịu ảnh hưởng của tác phong nơng nghiệp. Trình độ quản lý của cán bộ cịn thấp,

chưa cải tiến nhiều so với yêu cầu phát triển, lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơng nghệ cịn q thiếu.

Đội ngũ cán bộ của tỉnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Đối mặt với sự phát triển khơng ngừng của trình độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cán bộ quản lý trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng phải thường xuyên trau rồi kiến thức, năng động thích nghi với hồn cảnh, xử lý chính xác, quyết đốn với các thay đổi của thị trường, tuy nhiên hiện nay cán bộ của tỉnh không phải ai cũng làm được điều này.

Trình độ khoa học, cơng nghệ trong sản xuất cịn lạc hậu

Trình độ khoa học cơng nghệ gần như quyết đinh đến sự phát triển nhanh hay chậm và tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. Mặc dù tỉnh có quan tâm đến đầu tư cho khoa học công nghệ, hàng năm Sở khoa học công nghệ cùng UBND tỉnh vẫn đầu tư cho các đề tài khoa học, nhưng chất lượng các đề tài, nghiên cứu còn kém, khả năng áp dụng thực tiễn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đầu tư cho khoa học cơng nghệ cịn thấp.

Vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ trong cả thời kỳ kế hoạch như sau:

Bảng 22: Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ

ĐV: triệu Đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn đầu tư cho KHCN 1581 7633 9530 11648 13621

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Đây là con số rất khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khoa học công nghệ như hiện nay.

Sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các cơ quan trong tỉnh chưa thật tốt.

Cần phải có sự phối hợp của các cấp, ban ngành trong tỉnh vì các cơng tác quản lý kinh tế ln có sự liên quan của nhiều ban ngành, phải có sự phối hợp chặt chẽ thì mới có thể giải quyết các vấn đề chung trong nền kinh tế cũng như trong thu hút vốn đầu tư. Hiện nay vẫn còn xảy ra sự chồng chéo trong việc giải quyết các vấn đề, do vậy cần có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh để tạo lập khung quản lý khoa học cho việc giải quyết mọi vấn đề xảy ra.

Bên cạnh đó cần có sự kết hợp với các tỉnh trong vùng để hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, toạ lập môi trường đầu tư cho vùng và phát triển cơ sở hạ

tầng giao thơng, điện lưới, thơng tin… Trong đó có cả vấn đề hợp tác về công nghệ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nhân lực và an ninh.

b, Nguyên nhân cụ thể xét theo nguồn vốn đầu tư:

1) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách:

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bao gồm các khoản thu từ kinh tế trung ương, thu từ kinh tế địa phương bao gồm: thu tù kinh tế nhà nước,, thuế TTCN, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập, thu từ kinh tế địa phương khác và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, hoạt động xuất nhập khẩu. nguồn thu này còn hạn chế, tỷ trọng cao nhất là thuế từ hoạt động sản xuất kinh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập còn thấp nhưng ngày càng gia tăng nhanh, thuế sử dụng đất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và ít biến động. thuế từ khai thác tài ngun khơng đáng kể. Cịn nhiều thất thoát trong thu nhân sách địa phương, các nguồn thu thuế chưa được khai thác triệt để như thuế môn bài của những hộ kinh doanh lẻ thường ko chính xác và đầy đủ, thu nhập cá nhân rất khó kiểm sốt… Cơng tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa thực hiện tốt nên dẫn đến kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế chưa chi tiết, vì vậy thu hút ngân sách trung ương không hiệu quả.

2) Vốn từ DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cấp phát, chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ khu vực này rất thấp, có doanh nghiệp cịn thua lỗ nên vốn đầu tư vì đó rất thấp.

3)Vốn tín dụng ĐTPT nhà nước

Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Thái Bình là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển so với cả nước. Hiện nay nguồn vốn này chiếm khoảng 4% trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội, con số này vẫn cịn nhỏ, bởi vì đây là nguồn vốn ưu đãi nên cần được tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế trong điều kiện khó khăn của tỉnh hiện nay. Bộ Tài chính vừa ban hành Thơng tư số 156/2009/TT-BTC, hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Đây là những lĩnh vực mà tỉnh Thái Bình đang rất quan tâm, tuy nhiên cơng tác huy động vốn tín dụng ĐTPTNN chưa thực sự hiệu quả, các dự án được nhận

nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu phát triển hiện nay, trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm giải quyết vấn đề này.

4) Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư: Chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh hiện nay còn hạn chế. Để khuyến khich khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư sản xuất cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư. Đây là nguồn vốn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh, tuy nhiên các lĩnh vực đầu tư của nguồn vốn này còn hạn chế. Hầu như tư nhân mới chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công-nông nghiệp nhưng các lĩnh vực xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như chưa thu hút được nguồn vốn này. Các doanh nghiệp tư nhân cịn nhỏ về quy mơ và chất lượng hoạt động chưa cao. Tỉnh chưa có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như hỗ trõ đào tạo nhân lực, hỗ trợ cho thuê đất, hỗ trợ thuế và công nghệ…

Các kênh huy động vốn cịn hạn chế, người dân ít được tiếp cận với đầu tư, có nhiều người có nguồn tiết kiệm hoặc tài sản nhưng khơng đưa vào sản xuất, đầu tư mà tích trữ, nên rất lãng phí nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong khi hiện nay tỉnh cịn nhiều khó khăn, các nguồn lực cịn hạn chế. Các hiệp hội ngành nghề ít xuất hiện, các khu công nghiệp, làng nghê nông thôn đang được quan tâm xây dựng nhưng cịn nhỏ hẹp và chưa tập trung. Vì vậy chưa thu hút được triệt để nguồn tiết kiệm của tư nhân.

5) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoại vào tỉnh hiện nay còn hạn chế, các nước đầu tư chủ yếu là Trung Quốc, Đài loan, Hàn Quốc. Nguyên nhân là do công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm. Thời gian qua tỉnh chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ đầu ra, đầu vào của các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết mục tiêu của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận. Sức hấp dẫn của Thái Bình hiện nay chưa cao đối với các nhà đầu tư nước ngồi: quy mơ thị trường cịn nhỏ, lẻ, chính sách ưu đãi chưa nhiều, cơ chế chính sách thay đổi nhiều và chưa hiệu quả dẫn đến hoang mang cho các nhà đầu tư, , các thủ tục hành chính cịn rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, năng suất lao động tại các khu công nghiệp thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa lành nghề…

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)