Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 54 - 57)

1.1.2 .Quy ền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.1.3. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra

điều tra khác

Cơ quan điều tra của VKSND tối cao và Cơ quan điều tra của Công an

nhân dân, Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân đều thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sựnăm 2015. Nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, các chếđộ chính sách tiền lương, đãi ngộ, phụ cấp thì lại rất khác nhau (Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

được tổ chức từ cấp trung ương đến địa phương, xuống các xã, phường, thị trấn,

lượng cán bộ, trinh sát, điều tra viên các cấp của 04 Cục thuộc Cơ quan Cơ quan điều tra BộCơng an là 1.476 người (trong đó đơn vị ít nhất là khoảng 300

người và đơn vị nhiều nhất là trên 500 người). Kinh phí hoạt động điều tra được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù - lực lượng vũ trang.

Trong khi đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ có ở cấp trung ương, với biên chế Quốc hội giao năm 2012 là 185 biên

chế (thực hiện tinh giản biên chế 10 người, hiện chỉ có 175 người). Kinh phí hoạt động điều tra chỉ được xếp dạng kinh phí hành chính - đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhưng với thẩm quyền điều tra và địa bàn điều tra trải rộng khắp cả nước; Đối tượng điều tra là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp (chủ thể đặc biệt). Những đối tượng này đều là người có

trình độ về luật pháp, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.

- Cơ quan điều tra của Bộ Cơng an có cơ sở, mạng lưới điều tra từ cấp

trung ương đến Công an các tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, đồn

cơng an. Cịn đối với Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉđược tổ chức ở cấp

trung ương, khơng có mạng lưới cơ sở“chân rết”như Cơ quan điều tra của Bộ

Công an (Hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao khơng có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cảnước mà chỉ có

ở Hà Nội và 5 phịng nghiệp vụđặt ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phốĐà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Yên Bái); mặt khác, trước

đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an

các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều

44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sựnăm 2015; khoản 3 Điều 145 BLTTHS

năm 2015, mà có vi phạm pháp luật). Vì vậy, sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt

địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu...đối với những vụ việc do Cơng an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những

địa bàn xa trụ sở.

- Đặc điểm của các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND ti cao có tính chất đặc bit: Trước đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thì đã gây khókhăn cho hoạt động điều tra vì chủ thể phạm tội này là người có trình độ, kiến thức, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tố tụng, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp…do đó, thường có thủđoạn phạm tội, che giấu, chống đối rất tinh vi và khó khăn trong

việc phát hiện. Nay theo quy định mới của pháp luật, thẩm quyền điều tra của

Cơ quan điều tra VKSND tối cao mở rộng thẩm quyền điều tra đối với chủ thể

phạm tội về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Trong thực tế hiện nay, việc đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm vềtham nhũng,

chức vụ rất khó khăn, thì loại tội phạm có chức vụ quyền hạn trong hoạt động

tư pháp lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, địi hỏi cần phải có một lực lượng điều tra chính quy, chun nghiệp, có bản lĩnh mới đảm đương được nhiệm vụ mới

theo quy định của pháp luật.

- Ngoài việc thực hiện 04 nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ

chức Cơ quan điều tra hình sựnăm 2015 như CQĐT của Cơng an nhân dân, Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của VKSND tối cao còn phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, đó là Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để kiến nghị khắc phục vi phạm (trong

hệ thống Cơ quan điều tra chuyên trách của nhà nước, chỉ duy nhất có Cơ quan

điều tra VKSND tối cao thực hiện và làm tốt nhiệm vụ kiến nghị phịng ngừa vi phạm, tội phạm nói chung và vi phạm, tội phạm trong hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp) nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động

điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với nhiều vụ việc cịn phải kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của Cơ quan điều tra các cấp trong Cơng

an nhân dân, trong đó nhiều vụliên quan đến việc làm sai lệch hồsơ, làm oan,

sai hoặc bỏ lọt tội phạm… bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư

pháp, là thiết chếđặc thù nhằm kiểm soát quyền lực tư pháp (hoạt động này chỉ

có ởCơ quan điều tra VKSND tối cao).

- Về tính chất cơng việc phức tạp: Do thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND liên quan đến các hoạt động tố tụng từ việc phát hiện tội phạm,

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, công tác tạm giữ, tạm giam và các hoạt động bổ trợtư pháp khác, việc phát hiện, chứng minh hành vi phạm tội ở những lĩnh vực này rất khó khăn, đòi hỏi Điều tra viên, Cán bộđiều tra phải vững về chính trị, tinh thơng về nghiệp vụ, chun sâu về từng

lĩnh vực tư pháp. Mặt khác, hoạt động điều tra còn gắn liền với các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… môi trường làm việc rất độc hại; việc phát hiện, bắt, giữ, tạm giam, dẫn giải các đối tượng đối mặt với nhiều nguy hiểm, đòi hỏi Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải chịu áp lực và trách nhiệm rất cao.

2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Vin kim sát nhân dân ti cao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)