1.1.2 .Quy ền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
2.3. Đánh giá chung thực trạng bảo vệ quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSNDTC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào
cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong
các cơ quan tư pháp; chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, là công cụ sắc bén thực sự có hiệu quảđểđảm bảo và hỗ trợ tích cực cho VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của loại tội phạm này.
Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng thông tin vi phạm, tội phạm liên
quan đến tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do người dân tố giác mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận là 8.035 đơn thư, đã tăng dần qua từng năm, được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do
CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từnăm 2015 đến năm 2019
Năm
Thông tin vi phạm, tội
phạm
Tố giác, tin báo về tội phạm Đã xác minh, giải quyết Tỷ lệđạt 2015 1148 141 129 91,5% 2016 1508 147 137 93,3% 2017 1594 150 141 94% 2018 1793 143 131 91,6% 2019 1992 180 154 85,6%
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Các thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo xâm phạm hoạt động
tư pháp xảy ra ở tất cả các cơ quan tư pháp: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án, cơ quan THADS, cơ quan THAHS, trong đó ngành Cơng an: 2848,
ngành Tòa án: 2242; ngành THADS:1385; ngành Kiểm sát: 687; ngành khác:1173; Trong tổng số 8035 thông tin vi phạm, tội phạm thì có 761 tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cịn
7274 đơn khơng thuộc thẩm quyền đã chuyển cơ quan hữu quan khác để xử lý, giải quyết theo quy định. Nội dung chủ yếu phản ánh, tố cáo sai phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xửvà thi hành án như: Hành vi nhận hối lộ; hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồsơ vụ án dẫn đến oai sai; hành vi tổ chức, cưỡng chế thi hành án trái pháp luật...
Trong những năm qua, công tác tiếp nhận, giải quyết các đơn, thư tin báo,
tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Tất cả các đơn, tin gửi đến đều được phân loại, giải quyết, xác minh và trả lời đến cá nhân, tổ chức gửi đơn. Qua đó giải quyết được những vấn
đề bức xúc của cơng dân, khơng để tình trạng tố cáo kéo dài, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thông qua công tác xác minh 761 tin báo, tố giác, từ năm 2015 đến năm 2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố và thụlý điều
tra được 254vụ/246 bị can, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Sốlượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do
CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra từnăm 2015 đến năm 2019
Năm Tổng Tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp
Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can
2015 42 26 29 22 07 04 06 0 2016 45 34 28 29 09 05 08 0 2017 51 50 33 31 13 15 05 04 2018 57 67 38 47 16 19 03 01 2019 59 69 34 48 22 21 03 0 Tổng 254 246 162 177 67 64 25 5
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua thống kê cho thấy trong tổng số các vụán mà CQĐT VKSNDTC đã
khởi tố và thụlý điều tra thì tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động
tư pháp: 162vụ/177.bị can (chiếm 64%); tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp:
67vụ/64 bị can (chiếm 26%); các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư
pháp: 25vụ/5 bị can (chiếm 10%). Bên cạnh đó, trong số các bị can bịCơ quan điều tra khởi tố trong các năm từ2015 đến 2019 thì có thể thấy tỷ lệ tội phạm là cán bộ, công chức thuộc cơ quan tư pháp cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ bị can bịCQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từnăm 2015 đến năm 2019
Năm Tổng số Bị can thuộc cơ quan công an Bị can thuộc Viện kiểm sát Bị can thuộc Tòa án Bị can thuộc Cơ quan THADS Bị can thuộc ngành khác 2015 26 4 0 7 14 1 2016 34 9 1 3 21 0 2017 50 14 4 5 24 3 2018 67 25 7 5 30 0 2019 69 37 5 7 20 0 Tổng 246 89 17 27 109 4
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy sốngười phạm tội là cán bộ, công chức thuộc ngành Công an là 89 bị can (chiếm 36%); thuộc ngành Toà án là 27 bị can (chiếm 15%); thuộc ngành Kiểm sát là 17 bị can (chiếm 10%); thuộc cơ quan Thi
hành án là 109 bị can (chiếm 44%), ngành khác là 4 bị can (chiếm 6%).
Việc khắc phục, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham
nhũng, chức vụ cũng được Cơ quan điều tra VKSND tối cao chú trọng thực hiện. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra trung bình đạt 55%. [27, tr. 15]
Có thể thấy, kể từ năm 2018, sau khi ban hành và thực hiện Quy chế số 565 và quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền mới của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có hiệu lực thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo một bước ngoặt mới cả về tổ chức hoạt động cũng như công tác xây dựng thể chế. Với những kết quảnhư trên, có thể thấy hiệu quả và chất lượng trong công tác điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Việc khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao luôn đảm bảo đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, thể hiện qua việc khơng có vụ án nào mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra bị đình chỉ điều tra vì bị can khơng phạm tội hoặc Tịa án tun khơng phạm tội, tỷ lệ vụ án phải trả hồsơ để điều tra bổ sung rất thấp.
Cùng với việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng đặc biệt chú trọng tích cực phát hiện, xác định nguyên nhân cũng như các điều kiện dẫn đến vi phạm, tội phạm để kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm và kiến nghị khắc phục những thiếu sót, kẽ
hởtrong các quy định pháp luật và trong công tác thực thi pháp luật, xác định
đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Trong giai đoạn từnăm 2015 đến năm 2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã ban hành 425 kiến nghị, gửi cơ quan tư pháp các
cấp, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý sai phạm của cán bộ chiến sĩ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên trong khi thi hành nhiệm vụ; đồng thời rút kinh nghiệm chung trong công tác nghiệp vụ. Đáng chú ý, Cơ quan điều tra đã tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao ban hành 06 kiến nghị tổng hợp, gửi các đồng chí Bộtrưởng Bộ Cơng an, Bộtrưởng BộTư
pháp và Chánh án TAND tối cao đề nghị có biện pháp rút kinh nghiệm chung
trong toàn ngành, đặc biệt là các hành vi tiêu cực trong công tác nghiệp vụ. 96,9% kiến nghị của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được các cơ quan, đơn
vị hữu quan tiếp thu, xử lý theo quy định. [21, 2015-2019]