Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tố

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 61)

1.1.2 .Quy ền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tố

Kể từ ngày 01/01/2018, khi Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có hiệu lực thì thẩm quyền, chức

năng, nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có những

- M rng loi ti phm và m rng ch th phm ti: Thm quyền điều tra m rộng hơn (từ 14 tội tăng lên 38 tội)

Theo quy định tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2002; Điều 18 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Điều 110 BLTTHS năm 2003, Cơ quan

điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra mt s loi ti xâm phm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 (điều tra 14 trong tổng số 23 tội phạm thuộc Chương XXII), thì nay theo quy định của các đạo luật mới, Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra đối với 38 tội, gồm: Các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (gồm 24 tội quy định tại

Chương XXIV Bộ luật hình sựnăm 2015); Các tội phạm tham nhũng, chức vụ

xảy ra trong hoạt động tư pháp, gồm 14 tội quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sựnăm 2015.

Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, thì nay, theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được m rng xuống địa bàn Công an các xã, phường, th trấn, đồn Công an với trên 12.000

cơ quan, tổ chức, gồm: Hơn 11.000 đơn vị công an cấp xã, phường và các cơ

quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền tham gia vào hoạt động tố tụng -

theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015.

Các tội phạm này trước đây thuộc thẩm quyền điều tra của 713 Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, 126 Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và 02 Cơ quan điều tra của Bộ Công an (tổng số841 đơn vị điều tra trên tồn quốc), thì nay thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Chủ thể

phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao theo

quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự sẽ là hơn 14.216 cơ quan,

đơn vị trên toàn quốc, gồm: 02 Cơ quan điều tra của Bộ Cơng an, VKSND tối cao, Tịa án nhân dân tối cao, Tổng cục thi hành án; 03 VKSND cấp cao; Cơ

quan điều tra VKSND tối cao; 63 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh,

63 Cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh; 63 VKSND cấp tỉnh, 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, 63 Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; 713 Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, 713 VKSND cấp huyện, 713 Tòa án nhân dân cấp huyện, 713 Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện; 11.000 đơn vị Công an xã, phường, thị trấn,

Đồn Công an, Trạm Công an trong cả nước khi họ thực hiện các hoạt động quy

định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sựnăm 2015 mà có dấu hiệu tội phạm; 40 đầu mối Cơ quan và người được giao tiến hành một số hoạt động

điều tra và những người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khác thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Theo số liệu thống kê và phân tích trên, cho thấy một khối lượng công việc rất lớn mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải đảm nhận khi các đạo luật mới có hiệu lực thi hành (từngày 01/01/2018). Đặc biệt là sốlượng tố giác về tội phạm và số vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ

xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao sẽtăng lên rất nhiều.

- M rng phạm vi và địa bàn điều tra: Trước đây phạm vi và địa bàn

điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện. Nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị

trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết

ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015, mà có

vi phạm pháp luật). Vì vậy sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt địa lý cũng như yêu

cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu đối với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những địa bàn xa trụ sở, vì hiện

tại CQĐT khơng có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cả nước mà chỉ có ởtrung ương và 5 phòng nghiệp vụđặt

ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phốĐà Nẵng, thành phố Yên Bái, thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Cần Thơ).

- Đặc điểm ca các ti phm thuc thm quyn điều tra ca Cơ quan điều tra VKSND ti cao có tính chất đặc bit: Trước đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉđiều tra cán bộ, công chức thuộc CQĐT, VKSND, Tòa án nhân dân, Cơ

quan Thi hành án phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thì đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra vì chủ thể phạm tội này là người có trình độ, kiến thức, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tố tụng, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp…do đó thường có thủđoạn phạm tội, che giấu, chống đối rất tinh vi và khó khăn trong việc phát hiện. Nay theo quy định mới của pháp luật, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao mở rộng thẩm quyền

điều tra đối với chủ thể phạm tội vềtham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động

tư pháp. Trong thực tế hiện nay, việc đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm về tham nhũng, chức vụ rất khó khăn, thì loại tội phạm có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, địi hỏi cần phải có một lực lượng điều tra chính quy, chun nghiệp, có bản lĩnh mới đảm đương được nhiệm vụ mới theo quy định của pháp luật.

- Thc hin nhim v trc ban hình s 24/24: Để phục vụ việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm phải tổ chức trực ban hình sựở tất cả các khu vực có trụ sởCơ quan điều tra. Do đó địi hỏi cần phải có đủ lực lượng Điều tra

viên để bố trí thực hiện nhiệm vụ trực ban 24/24h theo quy định mới của pháp luật. Hiện nay, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tội phạm theo thẩm quyền trên phạm vi tồn quốc, với 05 Phịng nghiệp vụ tại trụ sở chính tại Hà Nội, 02 Phịng nghiệp vụđóng tại Đại diện Thường trực tại miền Nam và miền Trung - Tây Ngun và 03 Phịng nghiệp vụđóng tại 03 khu vực: Tây Bắc (Yên Bái);

này đòi hỏi phải có kinh phí để trang bị cho các phòng trực ban (các trang thiết bị văn phòng, sổ sách, điện thoại..., kinh phí chi bồi dưỡng chế độ trực ban). [56, tr.21-35]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)