Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 64 - 66)

1.1.2 .Quy ền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt

2.2.2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo

bảo vệ

Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho họ khơng bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thủ để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với các cơ quan tiến hành tố tụng. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, chính xác và khả thi. Do đó, BLTTHS quy định rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an tồn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho các đối tượng này. Trách nhiệm ra quyết định bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng có thẩm quyền, đó là những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh tố giác về tội phạm, các cơ quan trực tiếp giải quyết vụ án hình sự liên quan đến các đối tượng được bảo vệ. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo vệ là khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi ích hợp

pháp và tài sản của người được bảo vệ bị hoặc có nguy cơ bị xâm hại hoặc thân nhân của họ bị tấn công hoặc xâm hại. Nguy cơ tấn công, xâm hại được hiểu là có thể đã có sự tấn cơng hoặc xâm hại trên thực tế; hoặc tuy mới chỉ là sự đe dọa tấn công hoặc xâm hại, nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể, cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ. Hơn nữa, để bảo vệ các đối tượng này cần phải sử dụng lực lượng phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức, thậm chí cả những biện pháp thuật nghiệp vụ của cơ quan chuyên mơn, cần có đủ lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác bảo vệ. Do đó, BLTTHS quy định Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Cơng an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự củng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

- Cơ quan điềutra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Cơng an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện phápbảo vệ.

Như vậy theo quy định của BLTTHS thì chỉ có Cơ quan điều tra của Cơng an nhân dân và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ; còn Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ có quyền đề nghị ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ tức trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)