Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 61 - 64)

1.1.2 .Quy ền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt

2.2.1 Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác

Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ là hoạt động tố tụng được BLTTHS quy định do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng nhằm đưa ra các biện pháp đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các hoạt động bình thường trong sinh hoạt, cơng việc, đời sống v.v...đối với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm. Việc quy định cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại trong BLTTHS là thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, đặc biệt là bảo vệ những người có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân nhấm do việc họ hoặc người thân thích của họ cung cấp chứng cứ, tài liệu, thơng tin liên quan đến tội phạm, góp phần vào việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh tội phạm theo các quy định của pháp luật. Các biện pháp này vừa có ý nghĩa đảm bảo pháp chế, tính nghiêm minh của pháp luật vừa khuyến khích cơng dân, tổ chức tham gia tích cực vào

cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

BLTTHS quy định những người được bảo vệ bao gồm người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

Điều 56, Điều 62, Điều 66 BLTTHS cũng đã quy định cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố,

bị hại, người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa. Trong trường hợp có hoặc khơng có u cầu từ phía người tố giác tội phạm thì các cơ quan chức năng tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũngđều phải có trách nhiệm đưa ra các biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.

Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại là người có quan hệ với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột, cháu ruột. Người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi có căn cứ về việc họ đã hoặc sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng, thơng tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong vụ việc, vụ án hình sự. Đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu là đã bị xâm hại hoặc có sự đe dọa xâm hại ở mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo vệ để đảmbảo an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc người được bảo vệ đã hoặc sẽ bị xâm hại là có thực và khơng giới hạn về thời gian.

- Đề nghị được bảo vệ: Là việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại đưa ra u cầu của mình khi có căn cứ xác định việcbị kỷ luật, buộc thôi việc, ln chuyển cơng tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác để các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Các đề nghị này có thể trực tiếp hoặc thơng qua người thứ ba, có thể đề nghị bằng miệng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bằng văn bản.

- Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ: Các cơ quan tiến hành tổ tượng tụng phải có trách nhiệm thơng báo về việc bảo vệ đối với các đối nêu trên cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi áp dụng và trong suốt quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ.

- Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ - hủy bỏ biện pháp bảo vệ: Khi ra quyết định áp dụng hoặc trong quá trình triển sung khai, thay đổi hoặc chấm dứt các biện pháp bảo vệ, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thơng báo trước cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm. Quy định như trên là cần thiết nhằm tạo sự yên tâm trong hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để có kết quả khai báo, cung cấp chứng cứ khách quan và đầy đủ nhất, bên cạnh đó việcthơng tin này cũng đảm bảo sự chủ động trong sắp xếp công tác, sinh hoạt và các yếu tố cần thiết khác trong quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ.

- Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ. Trong trường hợp này, nếu xảy ra các thiệt hại thực tế về thể chất, vật chất, tinh thần hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại thì đối tượng bảo vệ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ, người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm phải thực hiện các nghĩa vụ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về đi lại, ăn ở, sinh hoạt, làm việc, học tập, giao tiếp, thăm gặp và các hoạt động khác liên quan đến việc bảo vệ theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ;

- Giữ bí mật thơng tin bảo vệ: Khơng được tiết lộ thông tin về nơi ở, nơi

làm việc, học tập, sự thay đổi nhân dạng hoặc các biện pháp bảo vệ khác cho người khác biết, kể cả thân nhân khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ.

- Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ những vụ việc, tình huống bất thường xảy ra có nghi vấn hoặc có liên quan đến hoạt động bảo vệ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trong thời gian được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)